Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào trong vòng đời của gà?
- A. Gà trưởng thành.
- B. Trứng.
C. Gà con mới nở.
- D. Gà con.
Câu 2:Ở động vật đẻ con, con non mới sinh ra thường được nuôi bằng gì?
- A. Tự kiếm ăn.
- B. Cây xanh.
- C. Thức ăn thô.
D. Sữa mẹ.
Câu 3: Khi trồng khoai lang, người ta trồng từ bộ phận nào của cây?
A. Rễ.
- B. Thân.
- C. Lá.
- D. Hạt.
Câu 4: Ở động vật đẻ con, hình dạng của con non với con trưởng thành có đặc điểm gì?
- A. Con non rất khác con trưởng thành.
B. Con non giống với con trưởng thành.
- C. Con non có thể giống hoặc khác con trưởng thành.
- D. Con non sau khi được huấn luyện sẽ giống với con trưởng thành.
Câu 5: Nếu môi trường không có chức năng chứa đựng chất thải, điều gì sẽ xảy ra với sinh vật và con người?
- A. Sinh vật và con người cần tốn nhiều thời gian hơn để tìm nguồn thức ăn.
- B. Cây cối phát triển mạnh mẽ, giúp cho sự sống trên Trái Đất được tiếp tục.
- C. Con người cần phải tự tìm giải pháp để xử lí chất thải.
D. Trái Đất bị bao phủ bởi phân và xác của sinh vật dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Câu 6: Loại rác thải phổ biến nào là loại gây hại cho môi trường nhất?
A. Rác thải nhựa.
- B. Xác động vật.
- C. Phân.
- D. Đồ ăn thừa.
Câu 7: Chỉ nên chia sẻ bí mật cho những ai?
A. Những người đáng tin cậy.
- B. Họ hàng.
- C. Ông bà, bố mẹ.
- D. Bạn cùng lớp.
Câu 8: Ở tuổi dậy thì, cần bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần như thế nào?
- A. Có chế độ ăn uống giảm cân, ngủ đủ giấc; vận động, nghỉ ngơi hợp lí,…
B. Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc; vận động, nghỉ ngơi hợp lí,…
- C. Ăn uống sạch sẽ, ngủ đủ giấc; vận động mạnh để cơ thể phát triển.
- D. Ăn uống đủ chất, ngủ nhiều hơn; vận động mạnh để cơ thể phát triển.
Câu 9: Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống như trong hình vẽ?
- A. Lên xe và nói địa chỉ mình muốn đi cho người đó.
- B. Lên xe và không nói địa chỉ mình muốn đi cho người đó.
C. Từ chối và tiếp tục đi bộ.
- D. Bỏ chạy.
Câu 10: Bí mật nào sau đây cần được chia sẻ?
- A. Em chuẩn bị một món quà tặng mẹ nhân ngày 8/3.
- B. Cả lớp chuẩn bị một tiết mục văn nghệ dành tặng cô giáo.
- C. Các bạn trong lớp khen em có bộ tóc đẹp.
D. Có người lạ trên mạng yêu cầu gửi ảnh liên quan đến cơ quan sinh dục.
Câu 11: Việc làm nào say đây chưa đúng để giữ vệ sinh cơ thể?
- A. Tắm hằng ngày bằng nước sạch và sữa tắm.
- B. Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên.
- C. Dùng khăn mềm thấm nhẹ cơ quan sinh dục cho đến khô.
D. Tắm bằng nước sạch và không xả hết bọt xà phòng trên da.
Câu 12: Vì sao ở tuổi dậy thì cần tăng cường vận động kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí và sử dụng thực phẩm giàu can-xi?
- A. Để được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp tăng cường thể trạng và tinh thần sảng khoái.
B. Vì tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh về chiều cao để hệ xương được hoạt động nhiều, được kích thích, giúp phát triển tối đa chiều cao cơ thể.
- C. Giúp phát triển não bộ một cách toàn diện.
- D. Giúp đào thải các chất có hại trong cơ thể.
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự tôn trọng bạn khác giới và cùng giới?
- A. Không chơi cùng bạn ít nói trong lớp.
B. Cảm thông và chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
- C. Trêu đùa bạn nữ có mái tóc xoăn.
- D. Châm chọc, chế giễu bạn vì bạn là con trai nhưng hay khóc.
Câu 14: Con người mang đặc điểm nào ít thay đổi?
A. Đặc điểm sinh học.
- B. Đặc điểm xã hội.
- C. Đặc điểm tính cách.
- D. Đặc điểm chiều cao.
Câu 15: Chiều cao tăng rất nhanh, cơ quan sinh dục phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu, gia tăng tiết chất nhờn ở da,…là những đặc điểm của độ tuổi nào?
- A. Tuổi thơ ấu.
- B. Tuổi trưởng thành.
- C. Tuổi già.
D. Tuổi vị thành niên.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật nào giúp phân biệt con người ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cuộc đời?
- A. Ngoại hình, tính cách, thể chất.
- B. Ngoại hình, thể chất và vai trò, trách nhiệm với gia đình, xã hội.
C. Thể chất, tâm lí và vai trò, trách nhiệm với gia đình, xã hội.
- D. Chiều cao, cân nặng và suy nghĩ.
Câu 17: Điều gì sẽ xảy ra với xã hội nếu không có sự sinh sản?
- A. Xã hội phát triển.
B. Không có lực lượng lao động cho xã hội.
- C. Xây dựng đất nước phát triển.
- D. Lực lượng lao động trẻ và dồi dào.
Câu 18: Sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố qua thụ tinh tạo thành
- A. trứng.
- B. tử cung.
- C. thai nhi.
D. hợp tử.
Câu 19: Điền các từ còn thiếu trong sơ đồ quá trình hình thành cơ thể người sau đây:
- A. 1 – trứng; 2 – thai nhi; 3 – phôi.
B. 1 – trứng; 2 – phôi; 3 – thai nhi.
- C. 1 – phôi; 2 – trứng; 3 – thai nhi.
- D. 1 – phôi; 2 – thai nhi; 3 – trứng.
Câu 20: Biện pháp nào dưới đây không giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn?
- A. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- B. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
- C. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
D. Không để riêng từng loại thực phẩm trong hộp kín khi bảo quản trong tủ lạnh.
Câu 21: Vì sao lỗ sâu răng gây đau răng?
A. Do viêm tủy răng.
- B. Do răng bị vỡ.
- C. Do men răng bị yếu.
- D. Do viêm ngà răng.
Câu 22: Cấu tạo của răng không bao gồm
- A. men răng.
- B. ngà răng.
- C. tủy răng.
D. nướu.
Câu 23: Loại rau, củ, quả nào sau đây có thể sử dụng để muối chua?
- A. Rau mùi.
B. Rau cải.
- C. Củ sắn.
- D. Dứa.
Câu 24: Ăn nhiều rau, củ, quả muối chua có thể gây ra hậu quả gì?
A. Tăng huyết áp, đau dạ dày vì độ mặn, vị chua của sản phẩm.
- B. Tiểu đường vì độ ngọt của sản phẩm.
- C. Đau đầu vì thiếu chất dinh dưỡng.
- D. Tụt huyết áp vì mất nước.
Câu 25: Vi khuẩn thường không có hình dạng như thế nào?
A. Hình khối.
- B. Hình cầu.
- C. Hình xoắn.
- D. Hình que.
Bình luận