Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho đồng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc thu được chất khí:

  • A. NO2.       
  • B. N2O.        
  • C. NH3.        
  • D. N2.

Câu 2: Na (Z = 11) có cấu hình là:

  • A. 1s22s22p63s2.
  • B. 1s22s22p6.
  • C. 1s22s22p6 3s1.
  • D. 1s22s2 2p63s23p1.

Câu 3: Làm thế nào để giúp đồ vật bằng kim loại không bị gỉ?

  • A. để ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. ngâm trong nước lâu ngày.
  • C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
  • D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Câu 4: Phát biểu nào không đúng?

  • A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.
  • B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
  • C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
  • D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc

Câu 5: Điện phân muối chloride kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,9832 lít khí đkc ở anode và 6,24 gam kim loại ở cathode. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

  • A. RbCl.
  • B. NaCl.
  • C. KCl.
  • D. LiCl.

Câu 6: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường

  • A. dung dịch acid.
  • B. dung dịch kiềm.
  • C. không khí.
  • D. dung dịch muối.

Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành,
  • B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành
  • C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
  • D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.

Câu 8: Dạng hình học của phức chất sau là gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tứ diện.
  • B. Vuông phẳng.
  • C. Bát diện.
  • D. Lưỡng chóp tam giác.

Câu 9: Sodium là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để Sodium không bị ăn mòn người ta ngâm Sodium trong

  • A. Nước.
  • B. Dầu hỏa.
  • C. Ethyl alcohol.
  • D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 10: Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng quan sát được là:

  • A. Không có hiện tượng.
  • B. Có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết dung dịch trong suốt trở lại.
  • C. Có kết tủa trắng, kết tủa không tan,
  • D. Có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan một phần.

Câu 11: Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2, hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan.
  • B. Không có hiện tượng.
  • C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện,sau đó kết tủa tan một phần.
  • D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện,sau đó kết tủa tan hết.

Câu 12: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư dung dịch phức [Ag(NH3)2]+ thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A

  • A. CH3CHO.   
  • B. CH2=CHCHO.   
  • C. OHCCHO.    
  • D. HCHO.

Câu 13: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là

  • A. CaCl2.     
  • B. CaCO3.    
  • C. Na2CO3.  
  • D. CaO.

Câu 14: Dự đoán hình dạng của phức chất [Cu(NH3)4]2+.

  • A. Tứ diện
  • B. Vuông phẳng.
  • C. Tứ giác phẳng
  • D. Bát diện

Câu 15: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? 

  • A. Hg.          
  • B. Ag.          
  • C. Cu.          
  • D. Al. 

Câu 16: Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa (điện cực trơ, có màng ngăn xốp) tạo ra khí nào sau đây ở cathode?

  • A. Hydrogen.        
  • B. Chlorine. 
  • C. Oxygen.            
  • D. Hydrogen chloride.

Câu 17: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

  • A. W.
  • B. Cr. 
  • C. Hg.          
  • D. Pb.

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?

  • A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl. 
  • B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
  • C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.    
  • D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.

Câu 19: Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl . Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A. NaCl và Ca(OH)2
  • B. Ca(OH)2 và Na2CO3
  • C. Na2CO3 và HCl
  • D. NaCl và HCl

Câu 20: Hiện tượng xảy ra khi cho một lượng nhỏ bột đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch MgCl2 là gì? 

  • A. Dung dịch chuyển sang màu xanh. 
  • B. Xuất hiện kết tủa Mg màu đen. 
  • C. Cu tan vào trong dung dịch. 
  • D. Không quan sát được hiện tượng gì.

Câu 21: Cho 4,32 g hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol CuSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Kết tủa Z là

  • A. Cu, Zn.
  • B. Cu, Fe.
  • C. Cu, Fe, Zn.
  • D. Cu.

Câu 22: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,85925 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

  • A. 0,60 gam.          
  • B. 0,90 gam.          
  • C. 0,42 gam. 
  • D. 0,48 gam.

Câu 23: Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A. Khi điện phân dung dịch Zn(NO3)2 sẽ thu được Zn ở Cathode.
  • B. Có thể điều chế Ag bằng cách nhiệt phân AgNO3 khan.
  • C. Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al.
  • D. Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối

Câu 24: Nhúng một bản đồng mỏng vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Để cốc này ngoài không khí một thời gian, dung dịch trong cốc dần dần chuyển sang màu xanh. Có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?

  • A. Xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học
  • B. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa
  • C. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng rất chậm, do đó phải sau một khoảng thời gian dài, ta mới quan sát thấy hiện tượng.
  • D. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng khi có mặt oxi không khí.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây về thứ tự điện phân trong dung dịch của các ion kim loại ở điện cực là đúng?

  • A. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn dương hơn sẽ được điện phân trước ở cực âm.
  • B. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn âm hơn sẽ được điện phân trước ở cực âm.
  • C. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn dương hơn sẽ được điện phân trước ở cực dương.
  • D. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn âm hơn sẽ được điện phân trước ở cực dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác