Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Đất nước và con người Việt Nam
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Đất nước và con người Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việt Nam nằm ở khu vực:
A. Đông Nam Á.
- B. Nam Á.
- C. Đông Á.
- D. Tây Á.
Câu 2: Năm 2021, dân số Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ 15.
- B. Thứ 16.
- C. Thứ 17.
- D. Thứ 18.
Câu 3: Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô:
- A. Vừa và nhỏ.
- B. Lớn và vừa.
C. Nhỏ.
- D. Lớn.
Câu 4: Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là:
- A. Quặng niken, titan, đồng, vàng.
- B. Đất hiếm, chì, kẽm, bô-xít.
C. Than , dầu mỏ, khí tự nhiên, a-pa-tit.
- D. Đất hiếm, đồng, vàng, chì, kẽm.
Câu 5: Vùng đất lãnh thổ Việt Nam có tổng diện tíc là:
- A. 313 nghìn km2.
B. 331 nghìn km2.
- C. 330 nghìn km2.
- D. 323 nghìn km2.
Câu 6: Vùng trời lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
A. Vùng đất và vùng biển.
- B. Vùng đất và vùng biển, đảo, quần đảo.
- C. Vùng đất, vùng biển, đảo, hải đảo.
- D. Vùng đất, vùng biển và quần đảo xa bờ.
Câu 7: Vùng biển Việt Nam thuộc:
- A. Biển Hoa Đông.
- B. Biển Hoàng Hải.
C. Biển Đông.
- D. Biển Bột Hải.
Câu 8: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- A. 53 dân tộc.
B. 54 dân tộc.
- C. 55 dân tộc.
- D. 56 dân tộc.
Câu 9: Tem in hình Đội Hoàng Sa được phát hành năm nào?
A. Năm 1988.
- C. Năm 1990.
- B. Năm 1989.
- D. Năm 1991.
Câu 10: Mỗi cuộc đi biển, Đội Hoàng Sa khi thực hiện nhiệm vụ cần chuẩn bị gì?
- A. Một đôi chiếu, 8 nẹp tre và 8 sợi dây mây.
- B. Một áo phao, 8 nẹp tre và 8 sợi dây mây.
- C. Một áo phao, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây.
D. Một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Quốc kì thể hiện cho độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
B. Nền đỏ Quốc kì tượng trưng cho năm tầng lớp cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- C. Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- D. Màu vàng Quốc kì tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp.
- B. Quốc huy hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ỏ dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Bánh xe tượng trưng cho thương nghiệp.
- D. Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hòa bình, độc lập, tự do và về
Câu 13: Ý nào sau đây không đúng khi nói về dân tộc Việt Nam?
- A. Người Kinh có số lượng đông nhất, các dân tộc còn lại như người Mông, Thái, Tày, Nùng,…có số lượng ít hơn.
- B. Trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống đoàn kết của các dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển.
C. Mỗi dân tộc đều có chung tiếng nói, chung nếp sống, chung phong tục, chung tín ngưỡng, chung nghệ thuật.
- D. Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, bao gồm 54 dân tộc cùng sinh sống.
Câu 14: Ý nào sau đây đúng khi nói về địa hình và khoáng sản Việt Nam?
- A. Đồi núi chiếm diện tích.
- B. Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
C. Đồng bằng chiếm khoảng diện tích lãnh thổ đất liền.
- D. Có nhiều loại khoáng sản nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.
Câu 15: Yếu tố nào không phải là thế mạnh của mạng lưới sông ngòi cùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phát triển công nghiệp thủy điện.
- B. Chăn nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
- C. Trồng lúa nước và cây ăn quả.
- D. Phát triển giao thông và du lịch.
Câu 16: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Việt Nam, 10 dân tộc có số dân đông nhất ở nước ta lần lượt là “…”.
- A. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me, Gia Rai, Mường, Nùng, Mông, Dao.
B. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai.
- C. Kinh, Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Mông, Khơ-me, Dao, Gia Rai.
- D. Kinh, Thái, Hoa, Khơ-me, Tày, Mường, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai.
Câu 17: Đảo nào của nước ta được mệnh danh là “Hòn đảo ngọc”?
- A. Côn Đảo.
- B. Trường Sa.
- C. Hoàng Sa.
D. Phú Quốc.
Câu 18: Đâu không phải là hậu của dân số tăng nhanh?
- A. Gia tăng ô nhiễm môi trường.
- B. Gây khó kahưn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- C. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo ra nguồn lao động dồi dào.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Giao thông thuận tiện hơn.
- B. Khí hậu thuận lợi hơn.
C. Lịch sử định cư sớm hơn.
- D. Gần các nước phát triển hơn.
Câu 20: Tỉnh nào dưới đây có mật độ dân số dưới 100 người/km2?
- A. Bắc Kạn.
- B. Kon Tum.
C. Gia Lai.
- D. Điện Biên.
Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Là biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
- B. Thể hiện ý chí, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- C. Là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa của dân tộc.
D. Phản ánh thành tựu sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của nhân dân qua các thời kì lịch sử.
Câu 22: Trần Nhật Duật là con trai của ai?
- A. Vua Trần Minh Tông.
- B. Vua Trần Hiền Tông
C. Vua Trần Thái Tông.
- D. Vua Trần Anh Tông.
Câu 23: Nôi dung nào dưới đây không đúng khi nói về Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam?
- A. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca (nhạc sĩ Văn Cao).
- B. Quốc ca là biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
C. Quốc ca thể hiện Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước.
- D. Quốc ca cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước của mọi người dân Việt Nam cùng đứng lên giàng độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.
Câu 24: Nhân tố chính nào sau đây tạo cho thiên nhiên nước ta phân hoá Bắc Nam?
- A. Lãnh thổ kéo dài, tác động của gió tín phong đông bắc và gió mùa Tây Nam.
B. Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam trên nhiều vĩ độ và tác động của gió mùa đông bắc.
- C. Lãnh thổ kéo dài có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển chắn gió mùa.
- D. Biển và đại dương tương tác với địa hình và gió phơn tây nam.
Câu 25: Ý nào sau đây không đúng về khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc?
A. Có mùa đông lạnh và nhiều mưa.
- B. Giữa hai mùa có thời kì chuyển tiếp gọi là mùa thu và mùa xuân.
- C. Mùa xuân thường có mưa phùn ẩm.
- D. Mùa thu trời se lạnh, khô hanh.
Bình luận