Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lịch sử địa lí 5 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp xây dựng địa điểm nào thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?

  • A. Điện Biên Phủ.
  • B. Khâm Thiên.
  • C. Võ Nhai.
  • D. Bắc Sơn.

Câu 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

  • A. 55 ngày đêm.
  • B. 56 ngày đêm.
  • C. 57 ngày đêm.
  • D. 58 ngày đêm.

Câu 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt?

  • A. Hai đợt.
  • B. Ba đợt.
  • C. Bốn đợt.
  • D. Năm đợt.

Câu 4: Đợt 1 của chiến dịch Điện Biên phủ diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Từ ngày 10 – 3 đến ngày 15 – 3 – 1954.
  • B. Từ ngày 11 – 3 đến ngày 16 – 3 – 1954.
  • C. Từ ngày 13– 3 đến ngày 17 – 3 – 1954.
  • D. Từ ngày 15 – 3 đến ngày 19 – 3 – 1954.

Câu 5: Đợt 3 của chiến dịch Điện Biên phủ diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Từ ngày 4 -5 đến ngày 10 – 5 – 1954.
  • B. Từ ngày 3 -5 đến ngày 9 – 5 – 1954.
  • C. Từ ngày 2 -5 đến ngày 8 – 5 – 1954.
  • D. Từ ngày 1 -5 đến ngày 7 – 5 – 1954.

Câu 6: Đâu không phải là đợt diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Đợt 1 từ ngày 13 – 3 đến 17 – 3.
  • B. Đợt 2 từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4.
  • C. Đợt 3 từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5. 
  • D. Đợt 4 từ ngày 7 – 5 đến ngày 12 – 5.

Câu 7: Đâu không phải là diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phân khu Nam và phân khu Đông.
  • B. Quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
  • C. Quân ta tấn công và tiêu diệt các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung Tâm.
  • D. Quân ta lần lượt chiếm được các cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Câu 8: Tấm gương nào dưới đây không phải tấm gương anh hùng trong chiến địch Điện Biên Phủ?

  • A. Bế Văn Đàn.
  • B. Nguyễn Văn Trỗi.
  • C. Phan Đình Giót.
  • D. Tô Vĩnh Diện.

Câu 9: Ai là người đã quên mình lao ra chèn pháo?

  • A. Nguyễn Văn Trỗi.
  • B. Võ Thị Sáu.
  • C. Tô Vĩnh Diện.
  • D. Phan Đình Giót.

Câu 10: Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

  • A. Tô Vĩnh Diện.
  • B. Bế Văn Đàn.
  • C. Phan Đình Giót.
  • D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 11: Ai lấy thân mình làm giá súng?

  • A. Nguyễn Văn Cừ.
  • B. Bế Văn Đàn.
  • C. Võ Thị Sáu.
  • D. Phan Đình Giót.

Câu 12: Ai là người nói “Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn đi!”?

  • A. Bế Văn Đàn.
  • B. Nguyễn Thị Bình.
  • C. Võ Thị Sáu.
  • D. Nguyễn Văn Trỗi.

Câu 13: Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với sự hi sinh của:

  • A. Nguyễn Văn Cừ, Võ Thị Sáu, Trường Chinh.
  • B. Tôn Thất Thuyết, Trần Can, Lê Lai.
  • C. Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót.
  • D. Nguyễn Văn Trỗi, Võ Như Hưng, Tạ Thị Kiêu.

Câu 14: Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dân ta đã làm gì?

  • A. Kéo những bao gạo, muối nặng hàng tán băng đèo, băng suối để tiếp tế cho bộ đội quân ta.
  • B. Kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn băng dẻo cao, vượt suối sâu trong đièu kiện vô cùng khắc nghiệt.
  • C. Chế tạo ra nhiều vũ khí, tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm.
  • D. Tăng cường tham gia cuộc tuyển chọn binh lính tham gia nhập ngũ chiến đấu.

Câu 15: Đâu là địa điểm có vị trí chiến lược quan trong không chỉ đối với các nước ở Đông Dương còn với cả khu vực Đông Nam Á?

  • A. Tân Trào.
  • B. Võ Nhai.
  • C. Pác Bó.
  • D. Điện Biên Phủ.

Câu 16: Để kéo một khẩu pháo quanh những ngọn núi có độ dốc tới 60 độ cần bao nhiêu chiến sĩ?

  • A. 150 đến 160 chiến sĩ trẻ, khỏe.
  • B. 130 đến 140 chiến sĩ trẻ, khỏe.
  • C. 120 đến 130 chiến sĩ trẻ, khỏe.
  • D. 110 đến 120 chiến sĩ trẻ, khỏe.

Câu 17: Câu nói sau đây của ai? 

“Quyết hi sinh vì Đảng, vì dân.”

  • A. Chu Bá Thệ.
  • B. Phan Đình Giót.
  • C. Nguyễn Văn Cừ.
  • D. Võ Thị Sáu.

Câu 18: Sau khi hoãn cuộc tiến công ngày 26 – 1 – 1954, Đảng ta chuẩn bị lại theo phương châm nào?

  • A. Đánh chắc, tiến chắc.
  • B. Đánh nhanh, thắng nhanh.
  • C. Đánh chậm, thắng chậm.
  • D. Đánh bất ngờ.

Câu 19: Đâu không phải là nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
  • B. Quân dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cương.
  • C. Đảng ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
  • D. Không nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhưng ta vẫn giành được thắng lợi.

Câu 20: Các nước Đông Dương bao gồm:

  • A. Myanmar, Indonesia, Đông Timor.
  • B. Việt Nam, Lào, Campuchia.
  • C. Việt Nam, Thái Lan, Lào.
  • D. Thái Lan, Philippines, Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác