Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới lịch sử địa lí 5 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai Cập là quốc gia nằm ở khu vực nào?

  • A. Bắc Phi.
  • B. Đông Á.
  • C. Bắc Á.
  • D. Đông Bắc Á.

Câu 2: Phần lớn lãnh thổ Ai Cập là:

  • A. Cao nguyên.
  • B. Hoang mạc.
  • C. Đồi núi và đồng bằng.
  • D. Đồng bằng.

Câu 3: Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng cách ngày nay bao nhiêu năm?

  • A. Khoảng 2 000 năm.
  • B. Khoảng 3 000 năm.
  • C. Khoảng 4 000 năm.
  • D. Khoảng 5 000 năm.

Câu 4: Hy Lạp nằm ở vị trí nào?

  • A. Ở phía đông bắc châu Á.
  • B. Ở phía tây nam châu Đại Dương.
  • C. Ở phía đông nam châu Âu.
  • D. Ở phía tây châu Nam Cực.

Câu 5: Pác-tê-nông là đền thờ thần nào?

  • A. Thần Dớt.
  • B. Thần Ê-va.
  • C. Thần Di-va.
  • D. Thờ thần A-ten-na.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng về vị trí địa lí Ai Cập?

  • A. Là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi.
  • B. Phía bắc giáp Địa Trung Hải.
  • C. Phía đông giáp vịnh A-qua-ba và Li-bi.
  • D. Phía bắc giáp I-xtra-en.

Câu 7: Ý nào dưới đây nói không đúng về kim tự tháp Ai Cập?

  • A. Được xây dựng từ những tảng đá nguyên khối.
  • B. Là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc của người Ai Cập cổ đại.
  • C. Được xây dựng cách ngày nay khoảng 5 000 năm.
  • D. Các kim tự tháp thường có ba mặt hình tam giác.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về thành tựu tiêu biểu của Ai Cập?

  • A. Kim tự tháp Ghi-da là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại còn lại đến ngày nay.
  • B. Năm 2012, một chiếc đồng hồ mặt trời cổ được phát hiện ở Ai Cập.
  • C. Cư dân Ai Cập cổ đại đã để lại nhiều thành tựu tiêu biểu như kim tự tháp, đồng hồ mặt trời,…
  • D. Nhờ đồng hồ mặt trời mà người Ai Cập cổ đại có thể tính được thời gian trong ngày.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng về vị trí địa lí Hy Lạp?

  • A. Nằm ở phía đông bán đảo Ban-căng, phsa đông nam châu Âu.
  • B. Phía nam giáp Địa Trung Hải.
  • C. Phía tây giáp biển I-ô-ni.
  • D. Phía bắc giáp An-ba-ni, Bắc Ma-xê-đô-ni-a và Bun-ga-ri.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng về Pác-tê-nông?

  • A. Là đền thờ thần A-ten-na.
  • B. Được xây dựng bằng đá trắng.
  • C. Xung quanh có hành lang với 40 cột tròn, bên trong chia làm hai phòng.
  • D. Là công trình nổi tiếng và là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại.

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành tựu tiêu biểu của Hy Lạp?

  • A. Cư dân Hy Lạc cổ đại có nhiều thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc, khoa học, văn học,…
  • B. Các công trình kiến trúc thường dử dụng vật liệu đá tự nhiên để xây dựng.
  • C. Tiêu biểu trong nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp là đền Pác-tê-nông, kim tự tháp,…
  • D. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của nhiều tác phẩm có vẻ đẹp cân đối, mẫu mực về hình thể và tỉ lệ.

Câu 12: Đâu là thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập?

  • A. Kim tự tháp.
  • B. Hệ thống chữ số.
  • C. Đạo Bà-la-môn.
  • D. Làm ra lịch.

Câu 13: Đâu là vị thần của người Hy Lạp?

  • A. Thần Tho.
  • B. Thần Shi-va.
  • C. Thần Di-va.
  • D. Thần Prô-mê-tê.

Câu 14: Thần thoại Ai Cập chứa đựng điều gì?

  • A. Giá trị về văn hóa – xã hội.
  • B. Giá trị về kinh tế.
  • C. Giá trị về du lịch và pháp luật.
  • D. Giá trị về lịch sử, đạo đức, pháp luật.

Câu 15: Thế vận hội Ô-lim-píc thể hiện điều gì?

  • A. Sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Hy Lạp cổ đại.
  • B. Sức mạnh của con người Hy Lạp.
  • C. Ý chí chiến đấu của người Hy Lạp cổ đại.
  • D. Văn hóa truyền thống của người Hy Lạp cổ đại.

Câu 16: Vị thần nào đã khởi xướng Thế vận hội Ô-lim-píc?

  • A. Thần Dớt.
  • B. Thần Hê-ra-clét.
  • C. Thần Prô-mê-tê.
  • D. Thần A-tê-na.

Câu 17: Người chiến thắng ở Thế vận hội Ô-lim-píc sẽ nhận được gì?

  • A. Huy chương đồng.
  • B. Tiền thưởng.
  • C. Vòng nguyệt quế.
  • D. Gạo và thức ăn.

Câu 18: Ai đã trở thành vị pha-ra-ông nữ đầu tiên của Ai Cập?

  • A. Công chúa Hát-xép-xút.
  • B. Thần A-mun.
  • C. Thần De-vi.
  • D. Thần Tho.

Câu 19: Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là:

  • A. Tục ướp xác.
  • B. Tục hỏa táng.
  • C. Tục mộc táng.
  • D. Tục thủy táng.

Câu 20: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là:

  • A. Sử thi Đăm-săn.
  • B. Vở kịch Sơ-kun-tơ-la.
  • C. Sử thi I-li-át.
  • D. Sử thi Ra-ma-ya-na.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác