Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 7: Vương quốc Chăm-pa

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 7: Vương quốc Chăm-pa lịch sử địa lí 5 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ khoảng cuối thế kỉ II đến thế kỉ XV.
  • B. Từ khoảng cuối thế kỉ III đến thế kỉ XVI.
  • C. Từ khoảng cuối thế kỉ VI đến thế kỉ X.
  • D. Từ khoảng cuối thế kỉ IVđến thế kỉ VIII.

Câu 2: Vương Quốc Chăm-pa ở đâu?

  • A. Miền Nam Việt Nam.
  • B. Miền Bắc Việt Nam.
  • C. Miền Trung Việt Nam.

Câu 3: Tháp Nhạn được xây dựng ở đâu?

  • A. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Biên Hòa.
  • B. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Tuy Hòa.
  • C. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  • D. Trên ngọn đồi thuộc thành phố Vũng Tàu.

Câu 4: Đế Tháp Nhạn hình gì?

  • A. Hình khối hộp vuông.
  • B. Hình tròn.
  • C. Hình tam giác.
  • D. Hình thoi.

Câu 5: Tháp Bánh Ít ở đâu?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Gia Lai.
  • C. Phú Yên.
  • D. Bình Định.

Câu 6: Đền tháp Chăm-pa trở thành biểu tượng cho điều gì?

  • A. Văn hóa và tôn giáo của dân tộc Chăm.
  • B. Nghệ thuật quân sự của dân tộc Chăm.
  • C. Kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm.
  • D. Tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Chăm. 

Câu 7: Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn ở đâu?

  • A. Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
  • B. Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
  • C. Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • D. Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Câu 8: Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm nào?

  • A. Năm 1998.
  • B. Năm 1999.
  • C. Năm 1997.
  • D. Năm 1996.

Câu 9: Vật liệu xây dựng Tháp Nhạn chủ yếu là:

  • A. Gạch có màu cam, đỏ nâu.
  • B. Gạch có màu vàng nhạt, cam.
  • C. Gạch có màu đỏ, vàng nhạt.
  • D. Gạch có màu vàng, nâu đen.

Câu 10: Cấu trúc của Tháp Nhạn có mấy phần?

  • A. Hai phần.
  • B. Ba phần.
  • C. Bốn phần.
  • D. Năm phần.

Câu 11: Ý nào sau đây nói không đúng về Tháp Nhạn?

  • A. Có mặt bằng hình vuông, cao gần 20m.
  • B. Cấu trúc thành ba phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.
  • C. Cột góc của tháp hình tròn.
  • D. Cửa tháp quay về hướng đông.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không đúng về một số đền tháp Chăm-pa?

  • A. Khu đền tháp Mỹ Sơn ở Duy Xuyên, Quảng Nam.
  • B. Khu đền tháp Bánh Ít ở An Nhơn, Bình Định.
  • C. Khu đền tháp Nhạn ở Tuy Hòa, Phú Yên.
  • D. Khu đền tháp Khương Mỹ ở Phan Thiết, Bình Thuận.

Câu 13: Truyền thuyết kể rằng, vua Pô Klong Ga-rai thuở nhỏ phải làm gì để kiếm sống?

  • A. Đi bán con rối.
  • B. Đi buôn rau.
  • C. Đi bán chữ.
  • D. Đi buôn trầu.

Câu 14: Con vật nào xuất hiện trong truyền thuyết Đền tháp Pô Klong Ga-rai?

  • A. Con ngựa.
  • B. Con rồng.
  • C. Con voi.
  • D. Con kì lân.

Câu 15: Tháp Pô Na-ga ở đâu?

  • A. Đồng Nai.
  • B. Ninh Thuận.
  • C. Bình Thuận.
  • D. Khánh Hòa.

Câu 16: Tháp Pô Na-ga được xây dựng vào thời gian nào?

  • A. Khoảng năm 780.
  • B. Khoảng năm 782.
  • C. Khoảng năm 784.
  • D. Khoảng năm 786.

Câu 17: Truyền thuyết kể Pô l-nư Na-ga sinh ra từ đâu?

  • A. Từ núi.
  • B. Từ mây trời và sóng biển.
  • C. Từ biển khơi.
  • D. Từ cây cối và mưa.

Câu 18: Các đền tháp ở Chăm-pa được xây dựng theo kiểu:

  • A. Hình thoi.
  • B. Hình tháp.
  • C. Hình vòm.
  • D. Hình tròn. 

Câu 19: Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?

  • A. Nhật Nam.
  • B. Lâm Ấp. Chân Lạp.
  • C. Lâm Ấp.
  • D. Pa-lem-bang.

Câu 20: Tại sao lại gọi là tháp Bánh Ít?

  • A. Vì người dân đã quen thuộc với tên này.
  • B. Vì thấy hình dáng tháp giống chiếc bánh ít.
  • C. Vì người dân lấy tên đặc sản vùng miền để đặt cho nó.
  • D. Vì nó gắn liền với sự tích chiếc bánh ít.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác