Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc lịch sử địa lí 5 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự ra đời của nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết nào?

  • A. An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
  • B. Mai An Tiêm.
  • C. Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng
  • D. Con Rồng cháu Tiên.

Câu 2: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh điều gì?

  • A. Sự cố gắng để giành lấy người mình yêu thương.
  • B. Sự đố kị, ganh ghét khi không làm được điều mình muốn.
  • C. Sự nỗ lực chế ngự lũ lụt để phát triển sản xuất, xây dựng đất nước của người Việt cổ.
  • D. Sự thiên vị của nhà vua đối với Sơn Tinh.

Câu 3: Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt tiến hành các cuộc chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước được thể hiện qua truyền thuyết:

  • A. Bánh trưng, bánh giầy.
  • B. Sự tích nỏ thần.
  • C. Mai An Tiêm.
  • D. Trầu cau.

Câu 4: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện điều gì?

  • A. Lòng dũng cảm, trong sáng.
  • B. Tinh thần yêu nước.
  • C. Hiếu thảo, kiên cường, vượt khó.
  • D. Sự thông minh, sáng tạo.

Câu 5: Thục Phán lên ngôi vua khi nào?

  • A. Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi.
  • B. Khoảng năm 207 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi.
  • C. Khoảng năm 206 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
  • D. Khoảng năm 205 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Mông thắng lợi.

Câu 6: Tại sao vua Hùng lại chọn đóng đô ở Phong Châu?

  • A. Vì Hùng Vương yêu thích con sông Đà và sông Thao.
  • B. Vì ở đây thâm sâu, bí hiểm khó phát hiện và khó đánh chiếm.
  • C. Vì khi nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng bồi đắp phù sa, bốn mặt cây xanh, hoa tươi quả ngọt…
  • D. Vì nơi đây địa hình cao, dễ quan sát bốn phía.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đời sống kinh tế của cư dân nước Văn Lang, Âu Lạc?

  • A. Chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.
  • B. Chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa mì.
  • C. Dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,.. bằng đồng làm công cụ sản xuẩt.
  • D. Chế tạo các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng về sự ra đời của nước Âu Lạc?

  • A. Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương.
  • B. Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua.
  • C. Đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).
  • D. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Câu 9: Mộ thuyền Việt Khê được phát hiện năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1961.
  • B. Năm 1962.
  • C. Năm 1963.
  • D. Năm 1964.

Câu 10: Mộ thuyền Việt Khê thuộc văn hóa nào?

  • A. Văn hóa Chăm-pa.
  • B. Văn hóa Đông Sơn.
  • C. Văn hóa Sa Huỳnh.
  • D. Văn hóa Bắc Sơn.

Câu 11: Tại sao An Dương Vương lại nhờ thần Kim Quy đến giúp mình xây thành?

  • A. Vì lúc này đất nước đang bị đô hộ.
  • B. Vì vua muốn nhanh chóng xây xong thành.
  • C. Vì An Dương Dương muốn cho thành vững chắc hơn.
  • D. Vì thành cứ đắp cao lên lại đổ sập xuống.

Câu 12: Ai là người đã đem quân sang xâm lược nước Âu Lạc?

  • A. Triệu Đà.
  • B. Trọng Thủy.
  • C. Tôn Sĩ Nghị.
  • D. Trương Phụ.

Câu 13: Thành phần cư dân chính của nước Văn Lang là người nào?

  • A. Lạc Việt.
  • B. Kinh.
  • C. Mông.
  • D. Chăm pa.

Câu 14: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, đứng đầu là Hùng Vương, tương truyền trải qua …theo hình thức “cha truyền con nối”.

  • A. 17 đời vua.
  • B. 18 đời vua.
  • C. 19 đời vua.
  • D. 16 đời vua.

Câu 15: Những chuyển biến về mặt xã hội của nước Văn Lang, Âu Lạc bắt nguồn từ đâu?

  • A. Sự chuyển biến về kinh tế.
  • B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
  • C. Sự thay đổi vai trò của đàn ông.
  • D. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.

Câu 16: Sự hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực dòng sông nào?

  • A. Sông Hồng.
  • B. Sông Mã.
  • C. Sông Cả.
  • D. Sông Ấn.

Câu 17: Nhân dân Âu Lạc có thể nhiều lần đánh bại cuộc xâm lược của quân Triệu Đà là do đâu?

  • A. Lãnh thổ mở rộng, hoàn chỉnh về tổ chức.
  • B. Được sự giúp đỡ của các nước láng giềng.
  • C. Có vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất.
  • D. Có sự giúp đỡ của Thánh Gióng.

Câu 18: Hình ảnh dưới đây phản ánh về phong tục nào của người Việt cổ thời Văn Lang, Âu Lạc?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

  • A. Tục xăm mình.
  • B. Tục nhuộm răng đen.
  • C. Tục ăn trầu.
  • D. Tục làm bánh chưng vào dịp tết.

Câu 19: Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày:

  • A. Mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • B. Mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • C. Mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
  • D. Mồng 7 tháng 10 âm lịch hàng năm.

Câu 20: Lễ hội đền Gióng Phù Đổng được tổ chức vào ngày nào?

  • A. Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Tư âm lịch hằng năm.
  • B. Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng Tư âm lịch hằng năm.
  • C. Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Tư âm lịch hằng năm.
  • D. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Tư âm lịch hằng năm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác