Dễ hiểu giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
Giải dễ hiểu bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử và địa lý 5 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5. NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC
MỞ ĐẦU
Hãy chia sẽ những điều em biết về một di tích có liên quan đến nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc.
Giải nhanh:
Thành Cổ Loa là tòa thành cổ gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành và chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Tòa thành này được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN, là kinh đô của nước Âu Lạc, nay thuộc địa phận của huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội.
Trong khu di tích hiện có khoảng 60 di tích cổ, trong đó có 7 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, nơi đây còn đang bảo tồn một hệ thống di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các tập tục, lễ hội dân gian đặc sắc, làng nghề truyền thống và văn hoá ẩm thực đặc trưng
1. SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC
Câu hỏi: Thông qua việc tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ, em hãy trình bày sự ra đời của nước Văn Lang Âu Lạc
Giải nhanh:
Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng 2.700 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phù Thọ ngày nay). Sự ra đời của nước Văn Lang được phân ảnh qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy mô tả đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc.
Giải nhanh:
a, Đời sống kinh tế
Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết trồng lúa nước và các loại rau, củ, biết chăn nuôi, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, họ còn có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt,...
b, Công cuộc đấu tranh
Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Qua truyền thuyết Tháng Gióng và sự tích Nỏ thần, đã thể hiện tinh thần yêu nước, cũng như quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt từ xa xưa
Tìm hiểu: Tìm hiểu và chia sẻ với bạn học về một số truyền thuyết như: Bánh chưng, bánh giày, Mai An Tiêm; Trầu cau.
Giải nhanh:
Bánh chưng bánh giày:
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, nhà vua muốn truyền ngôi lại cho con. Sắp đến ngày lễ Tiên vương, vua Hùng ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Khi đó, Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua không biết lấy gì để lễ Tiên vương. Một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Khi tỉnh dậy, chàng nghe theo lời thần, lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Nhà vua rất hài lòng, quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Vua đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, tượng trưng cho Trời. Còn bánh hình tròn tượng là bánh giầy, tượng trưng cho Đất. Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nêu những dẫn chứng khẳng định sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc
Giải nhanh:
- Một số di chỉ minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ Di chỉ khảo cổ Văn hóa Đông Sơn
+ Khu di tích Cổ Loa
- Một số hiện vật minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam).
+ Lưỡi cày đồng, tượng đồng hình trâu có người cưỡi (thuộc văn hóa Đông Sơn)
+ Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).
+ Mũi tên đồng thành Cổ Loa…
Câu 2: Kể tên những hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Giải nhanh:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần phản ánh về đời sống kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước qua những chi tiết nào?
Giải nhanh:
Nhân dân trị thuỷ, đắp đất tránh lũ lụt
Giặc ân sang xâm lược, Tháng Gióng đứng lên đánh đuổi giặc
Chiếc nỏ thần giúp đánh quân xâm lược => Mũi tên đồng và lẫy nỏ đã được tìm thấy tại Cổ Loa
VẬN DỤNG
Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
Câu 1: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về nước Văn Lang (sự ra đời, đời sống kinh tế, đấu tranh bảo vệ đất nước,...).
Giải nhanh:
- Nhà nước Văn Lang ra đời:
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.
+Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Câu 2: Đóng vai một thuyết minh viên trong bảo tàng lịch sử, hãy giới thiệu về nước Âu Lạc (sự ra đời, đời sống kinh tế, đấu tranh bảo vệ đất nước,...).
Giải nhanh:
- Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt. Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Sau kháng chiến này, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành Âu Lạc, dời đô về Phong Khê .
- An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa để phòng vệ.
+ Thành Cổ Loa đắp bằng đất gồm ba vòng khép kín, chu vi khoảng 16.000m, cao từ 5m đến 10m. Mặt ngoài dốc thẳng đứng, mặt trong dốc thoai thoải để đánh vào thì khó, đánh ra thì dễ. Cả ba vòng thành đều có hào nước bao quanh, nối liền với nhau và nối thông với sông Hồng nên lúc nào cũng đảm bảo nước ngập.
+ Với hệ thống hào – sông, thành và lũy kết hợp chặt chẽ, thành Cổ Loa là một phòng tuyến bảo vệ kiên cố không thể đánh từ ngoài vào.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận