Dễ hiểu giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Giải dễ hiểu bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử và địa lý 5 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 17. NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
MỞ ĐẦU
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) không chỉ là đất nước đông dân bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết.
Giải nhanh:
Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Đội quân đất nung, và Cung điện Potala, Summer Place, Động Mogao, và ba địa điểm Nho giáo. Tất cả đều là Di sản Thế giới của UNESCO.
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Câu hỏi: Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ
Giải nhanh:
Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á, có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới. Biên giới với các quốc gia ở phía bắc, tây, nam chủ yếu là hoang mạc và núi cao. Phía đông Trung Quốc chủ yếu là giáp biển.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy trình bày một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc.
Giải nhanh:
Thiên nhiên Trung Quốc rất đa dạng, có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông khí hậu gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa hạ, thường gây ngập lụt. Miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt tạo nên các sa mạc, hoang mạc rộng lớn.
Trung Quốc là nước có số dân đông hàng đầu thế giới với khoảng 1,4 tỉ người (năm 2021). Quốc gia này có 56 dân tộc trong đó dân tộc Hán có số dân đông nhất (chiếm khoảng 92% tổng số dân). Dân cư Trung Quốc tập trung đông đúc ở miền Đông. Miền Tây có dân cư thưa thớt.
3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA TRUNG QUỐC
Vạn lý trường thành
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
• Mô tả về công trình Vạn Lý Trường Thành.
- Kể lại câu chuyện về nàng Mạnh Khương Nữ.
Giải nhanh:
a, Mô tả về Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm. Mặt thành rộng hơn 5 m, chiều cao trung bình của thành là 7 – 8 m.
Trường Thành giống như một con rồng không lồ đang uốn mình qua nhiều địa hình phức tạp, hiểm trở, để rồi tiến ra biển. Ngày nay, chiều dài của Trường Thành còn khoảng 6 700 km.
b. Chuyện nàng Mạnh Khương Nữ
Tương truyền rằng, thời Tần Thuỷ Hoàng, có chàng thư sinh xứ Giang Nam vừa cưới nàng Mạnh Khương Nữ thì bị quân Tần bắt đi phu xây Vạn Lý Trường Thành. Mạnh Khương Nữ muốn gửi áo ấm cho chồng, phải lặn lội vạn dặm tìm chồng. Đến được Vạn Lý Trường Thành nhưng nàng lại hay tin chống qua đời vì lao động cực nhọc. Mạnh Khương Nữ đau buồn, khóc lóc thảm thiết ba ngày ba đêm, khóc đến nỗi một đoạn bức tường thành sụp đổ lộ ra thi thể của chồng nàng....
Cố cung Bắc Kinh
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:
- Mô tả về công trình Cố cung Bắc Kinh.
- Kể lại câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An.
Giải nhanh:
a, Mô tả về cố cung Bắc Kinh
Cố cung Bắc Kinh hay còn gọi là Tử Cấm Thành. Đó là hoàng cung của hai triều đại Minh và Thanh ở Trung Quốc. Cố cung có hình chữ nhật với tổng diện tích là 720 000 m².
Với hơn 9 000 căn phòng, Cố cung gồm có các cung điện, đền đài, lầu gác. Bao quanh Cố cung là một bức tường màu đỏ tía có chu vi 4 400 m. Bố cục kiến trúc của cung điện này phân chia thành hai phần chính: ngoại đình và nội đình. Ngoại đình là nơi tiến hành các đại lễ. Nội đình là nơi vua xem xét, sắp đặt công việc của triều đình, cũng là nơi ở của vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa
b, Kể lại câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An
Nguyễn An quê ở Hà Đông (thành phố Hà Nội). Khi nhà Minh thống trị nước ta, ông và nhiều người Việt tài giỏi bị bắt về Trung Quốc.
Nhờ bản tính giản dị, thanh bạch, giỏi về công trình kiến trúc nên ông được Minh Thành Tổ giao cho nhiều việc quan trọng trong quá trình xây dựng và sửa sang thành Bắc Kinh. Trước khi mất, ông đã dành tất cả của cải được vua ban và của riêng làm của công.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: . a) Kể tên và chỉ trên hình 1 một số đồng bằng, dãy núi, sơn nguyên, bồn địa, sa mạc, hoang mạc, sông lớn của Trung Quốc.
b) Phân biệt đặc điểm tự nhiên và dân cư ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc theo bảng gợi ý dưới đây vào vở ghi.
Đặc điểm | Miền Đông | Miền Tây |
Tự nhiên | ? | ? |
Dân cư | ? | ? |
Giải nhanh:
a,
- Đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam
- Dãy núi: Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn
- 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
- Sa mạc: Taklimakan, Badain Jaran, Gurbatunggut,..
b,
Đặc điểm | Miền Đông | Miền Tây |
Tự nhiên | - Có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. - Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Phía Bắc: Ôn đới gió mùa. - Khoáng sản: Phong phú và đa dạng | - Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. - Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt. - Thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông: Hoàng Hà, Trường Giang |
Dân cư | Dân cư tập trung đông. | Miền Tây dân cư thưa thớt |
VẬN DỤNG
Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Vạn Lý Trường Thành hoặc Cố cung Bắc Kinh của Trung Quốc.
Giải nhanh:
Vạn Lý Trường Thành và Cố cung Bắc Kinh là hai di sản văn hóa tuyệt vời của Trung Quốc. Khi nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành, tôi không thể không ngạc nhiên trước sự đồ sộ và vẻ đẹp vô cùng ấn tượng của công trình này. Dọc theo đường hoành phi cây xanh mướt, hàng vạn viên gạch chồng lên nhau tạo nên một bức tường vững chắc, biểu tượng cho sức mạnh và lòng kiên nhẫn của người Trung Quốc trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 2: Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về kiến trúc sư Nguyễn An.
Giải nhanh:
Nguyễn An (?-1453) là một kiến trúc sư người Việt đầu thế kỷ 15.
Một số nguồn tin cho rằng ông là một trong những kiến trúc sư trưởng thiết kế Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên thông tin này là không chính xác. Có sự nhầm lẫn này là do Nguyễn An thực sự đã chỉ đạo việc xây dựng thêm 9 tòa tháp tại 9 cổng của Tử Cấm Thành, và tu sửa lại một số cung điện bị hư hại vào khoảng năm 1437-1441. Ông cũng tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà.
Bình luận