Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 6: Vương quốc Phù Nam

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 6: Vương quốc Phù Nam lịch sử địa lí 5 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vương quốc Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
  • B. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VII.
  • C. Từ thế kỉ I đến thế kỉ V.
  • D. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII.

Câu 2: Địa bàn của Vương quốc Phù Nam phần lớn ở đâu?

  • A. Ở Đông Bắc Bộ của Việt Nam thời nay.
  • B. Ở Bắc Bộ của Việt Nam thời nay.
  • C. Ở Trung Bộ của Việt Nam thời nay.
  • D. Ở Nam Bộ của Việt Nam thời nay.

Câu 3: Đâu không phải là hiện vật khảo cổ khẳng định sự ra đời và tồn tại của Vương quốc Phù Nam?

  • A. Bia đá có khắc chữ San-krít.
  • B. Tượng thần Vít-xnu.
  • C. Dấu tích công trình bằng gỗ, gach.
  • D. Nỏ thần.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về bếp cà ràng?

  • A. Là vật dụng phổ biển của cư dân Phù Nam.
  • B. Có thành cao hình số 6 để chắn gió, chứa củi, tro.
  • C. Có thể để trên sàn nhà bằng tre, nứa, ván gỗ, trên thuyền và di chuyển nhẹ nhàng vì nhẹ.
  • D. Ngày nay, bếp cà ràng vẫn được người dân Nam Bộ sử dụng phổ biến.

Câu 5: Đâu là đáp án đúng khi nói về sự thành lập của nước Phù Nam?

  • A. Nước Phù Nam ra đời vào thế kỉ II.
  • B. Sự thành lập của nước Phù Nam đi liền với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Mị Châu và Trọng Thủy.
  • C. Thể hiện qua một số bằng chứng di chỉ khảo cổ học như Óc Eo, Trống đồng Đông Sơn.
  • D. Sự thành lập của nước Phù Nam đi liền với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp.

Câu 6: Hỗn Điền là người nước nào?

  • A. Lào.
  • B. Thái Lan.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 7: Bếp cà ràng được làm bằng gì?

  • A. Đất nung.
  • B. Gạch.
  • C. Sắt.
  • D. Nhôm.

Câu 8: Theo truyền thuyết Hỗn Điền – Liễu Diệp, tại sao hôm sau Hỗn Điền tìm đến đền thần?

  • A. Vì đêm nằm mộng được thần ban cho làm vua.
  • B. Vì muốn lấy được dây cung thần.
  • C. Vì biết trước được sẽ đánh thắng quân Liễu Diệp.
  • D. Vì muốn đến cầu bình an, sức khỏe.

Câu 9: Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là:

  • A. Sản xuất nông nghiệp.
  • C. Khai thác hải sản.
  • B. Khai thác lâm sản.
  • D. Săn bắn, hái lượm.

Câu 10: Dấu tích nền đất bằng gạch do cư dân Phù Nam xây dựng Óc Eo ở đâu?

  • A. Kiên Giang.
  • C. Biên Hòa.
  • B. Đồng Tháp.
  • D. An Giang.

Câu 11: Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Phù Nam?

  • A. Đại Chiêm.
  • B. Trà Kiệu
  • C. Óc Eo.
  • D. Tuyền Châu.

Câu 12: Nền Chùa ở tỉnh Kiên Giang khai quật được bao nhiêu pho tượng?

  • A. 20.
  • B. 30.
  • C. 40.
  • D. 50.

Câu 13: Nền Chùa và Cạnh Đền ở đâu?

  • A. Đồng Nai.
  • B. Kon Tum.
  • C. Kiên Giang.
  • D. Khánh Hòa.

Câu 14: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Champa và Phù Nam là:

  • A. Chăn nuôi và khai thác lâm sản rất phát triển.
  • B. Đẩy mạnh trao đổi, buôn bán qua đường biển.
  • C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
  • D. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp nghề thủ công.

Câu 15: Người Phù Nam sử dụng hệ thống chữ viết nào dưới đây?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ La-tinh.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ Nôm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác