Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia
Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia lịch sử địa lí 5 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cam-pu-chia thuộc khu vực nào?
- A. Đông Bắc Á.
B. Đông Nam Á.
- C. Nam Á.
- D. Tây Á.
Câu 2: Cam-pu-chia tiếp giáp với mấy quốc gia?
- A. Hai quốc gia.
B. Ba quốc gia.
- C. Bốn quốc gia.
- D. Năm quốc gia.
Câu 3: Cam-pu-chia tiếp giáp với nước nào?
A. Việt Nam, Lào, Thái Lan.
- B. Trung Quốc, Mi-an-ma, Việt Nam.
- C. Đông-ti-mo, Thái Lan, Ấn Độ.
- D. Lào, Ấn Độ, Mông Cổ.
Câu 4: Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia là:
- A. Hoang mạc và sa mạc.
- B. Đồi núi và thung lũng.
- C. Cao nguyên.
D. Đồng bằng dạng lòng chảo.
Câu 5: Cam-pu-chia có kiểu khí hậu nào?
- A. Khí hậu cận xích đạo.
- B. Khí hậu cận nhiệt đới.
C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- D. Khí hậu ôn đới.
Câu 6: Năm 2021, Cam-pu-chia có số dân là:
A. 15,7 triệu người.
- B. 16,7 triệu người.
- C. 17,7 triệu người.
- D. 18.7 triệu người.
Câu 7: Phần lớn dân cư của Vương quốc Cam-pu-chia là dân tộc gì?
A. Dân tộc Khơ-me.
- B. Dân tộc Thái.
- C. Dân tộc Hoa.
- D. Dân tộc Chăm.
Câu 8: Tượng đài hữu nghj Việt Nam – Cam-pu-chia được xây dựng ở đâu?
- A. Thủ đô Hà Nội.
B. Thủ đô Phnôm Pênh.
- C. Viêng Chăn.
- D. Kam-pot.
Câu 9: Một số công trình kiến trúc nổi bật ở Cam-pu-chia là:
A. Ăng-co Vát, Tượng đài hữu nghị Việt Nam – Cam-pu-chia.
- B. Chùa Phra Keo, Tượng đài độc lập Phnôm Pênh.
- C. Tượng đài các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam, That Luang.
- D. Khải Hoàn Môn Pa-tu-xay Ga-te, Công viên tượng Phật.
Câu 10: Phía nam Vương quốc Cam-pu-chia giáp đâu?
- A. Giáp Lào.
- B. Giáp Việt Nam.
C. Giáp biển.
- D. Giáp Thái Lan.
Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vị trí địa lí nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào?
A. Nằm ở khu vực Đông Nam Á.
- B. Là quốc gia có biển.
- C. Tiếp giáp với sáu quốc gia.
- D. Tiếp giáp với biển Đông.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây đúng về đặc điểm tự nhiên của nước Lào?
A. Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
- B. Cao về phía đông và phía bắc, thấp dần về phía tây và phía nam.
- C. Bô-lô-ven và Xiêng Khoảng là hai cao nguyên lớn ở Lào.
- D. Sông có nhiều ghềnh thác, giàu phù sa và thủy sản.
Câu 13: Đâu là ý không đúng về đặc điểm dân cư của Lào?
- A. Dân số của Lào không lớn.
- B. Phần lớn dân cư là dân tộc Lào.
C. Dân cư phân bố đồng đều.
- D. Hầu hết tập trung ở đồng bằng và thung lũng sông Mê Công.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Cố đô Luông Pha-băng?
- A. Từng là kinh đô của nước Lào từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI.
B. Hiện có khoảng 50 ngôi chùa và nhiều cung điện tráng lệ.
- C. Chùa Xiêng Thông được xem là biểu tượng của thành phố Luông Pha-băng.
- D. Bên trong chùa có những bức họa và phù điêu dát vàng lộng lẫy.
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Cánh đồng Chum?
- A. Nằm ở cao nguyên Xiêng Khoảng.
- B. Có hàng nghìn chum đá lớn, nhỏ nằm rải rác.
- C. Miệng chum có nhiều hình dạng khác nhau.
D. Phần lớn những chiếc chum đều có nắp.
Câu 16: Đâu là đặc điểm dân cư của Cam-pu-chia?
- A. Có số dân nhiều nhất Đông Nam Á.
- B. Dân cư thưa thớt ở đồng bằng.
C. Dân cư phân bố không đều.
- D. Dân số vùng núi đông đúc hơn so với vùng đồng bằng.
Câu 17: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí Cam-pu-chia?
A. Nằm ở khu vực Đông Bắc Á.
- B. Tiếp giáp với ba quốc gia là Lào, Thái Lan, Việt Nam.
- C. Phía nam giáp biển.
- D. Không tiếp giáp với Trung Quốc.
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Cam-pu-chia?
- A. Phần lớn diện tích lãnh thổ là đồng bằng dạng chảo.
B. Khí hậu ôn đới với thời gian mùa mưa và mùa khô tương đối bằng nhau.
- C. Diện tích rừng còn nhiều.
- D. Nơi trũng nhất là hồ Tôn-lê Sáp có nhiều tôm,cá.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng về Ăng-co Vát?
- A. Là một kì quan kiến trúc và điêu khắc.
- B. Có kiến trú kiểu “Đền Núi”.
- C. Có diện tích rộng lớn với năm cửa thành đồ sộ uy nghi.
D. Có ba vòng tường bao quanh rất dày và kiên cố.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng về Tượng đài hữu nghị Việt Nam – Cam-pu-chia?
- A. Được xây dựng ở thủ đô Phnôm Pênh.
B. Tượng đài cao 10 m, với trọng tâm là khối đá tạc hình hai chiến sĩ.
- C. Tượng đài có hình quốc kì của hai quốc gia.
- D. Phía trên cùng tượng đài được thiết kế mái che theo phong cách kiến trúc Khơ-me truyền thống.
Câu 21: Ăng-co Vát trong tiếng Khơ-me có nghĩa là gì?
A. Thành phố của những ngôi đền.
- B. Kinh đô của Phật.
- C. Thành phố của kiến trúc.
- D. Kiến trúc vĩ đại.
Câu 22: Quần thể di tích Ăng-co được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1992.
- B. Năm 1993.
- C. Năm 1994.
- D. Năm 1995.
Câu 23: Luông Pha-băng – tiếng Lào có nghĩa là gì?
- A. Đền thờ Thánh.
- B. Cung điện Hoàng gia.
C. Kinh thành Phật.
- D. Ngôi chùa cổ.
Câu 24: Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội Lào?
A. Phật giáo.
- B. Ấn Độ giáo.
- C. Hindu giáo.
- D. Nho giáo.
Câu 25: Người Khơme đã sáng tạo ra chữ viết riêng, dựa trên cơ sở:
- A. Chữ Nôm của Việt Nam.
- B. Chữ Hán của Trung Quốc.
C. Chữ Phạn của Ấn Độ.
- D. Chữ La-tinh của La Mã.
Xem toàn bộ: Giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia
Bình luận