5 phút giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều trang 67

5 phút giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều trang 67. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 14. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Quan sát hình 1 và chia sẻ hiểu biết của em về những chiếc xe đạp thồ và chiến dịch Điện Biên Phủ

1. CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

CH: Đọc thông tin và quan sát hình 2,3, em hãy kể lại câu chuyện kéo pháo ở Điện Biên Phủ, câu chuyện về anh Bế Văn Đàn.

- Em học được điều gì từ hành động của các anh Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn? 

2. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

CH: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy kể lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ.

LUYỆN TẬP

CH1: Sử dụng lược đồ hình 4, tóm tắt diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ bằng đường thời gian.

CH2: Viết tên nhân vật lịch sử tương ứng với các hành động trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 theo gợi ý bảng dưới đây vào vở ghi

Hành động 

Nhân vật 

Người đã lấy thân mình làm giá súng

 

Người đã hi sinh thân mình cứu pháo

 

Người đã bắt sống tướng Đờ Ca-xto-ri

 

VẬN DỤNG

CH: Sưu tầm và kể lại cho bạn cùng lớp câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mà em ấn tượng.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH: - Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), là thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và gian khổ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

- Xe đạp thồ trở thành loại phương tiện vận chuyển chính, cơ động, năng suất trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Loại phương tiện này linh hoạt, nhỏ gọn, cơ động hơn phương tiện có động cơ nên có thể di chuyển trên mọi địa hình.

1. CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

CH: a, Kéo pháo ở Điện Biên Phủ

Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội được lệnh kéo pháo vào trận địa. Sau hơn một tuần khẩn trương kéo cả ngày lẫn đêm, phảo đã vào trận địa. Những đêm cuối tháng trời tối, đường dốc cheo leo, việc kéo pháo ra càng trở nên nặng nhọc, đồ cả mồ hôi và máu,... Trong đó, có tấm gương của anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh thân mình cứu pháo. Với nỗ lực quyết tâm của bộ đội pháo binh và sự ủng hộ từ hậu phương, các đơn vị đã kéo pháo ra điểm quy định.

b, Chuyện anh Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn (1931 - 1953) là người dân tộc Tây, quê ở huyện Phục, tỉnh Cao Bằng.Năm 1953, trong trận chiến ở Mường Pồn, Khẩu trung liên của Chu Văn Pù chưa bắn được vì không có chỗ kê súng. Không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. 

Bế Văn Đàn hi sinh khi hai tay vẫn ghi chật chân súng trên vai. Anh được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhi và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

c, Bài học

Nhìn vào những tấm gương đó, em tự nhủ mình phải cố gắng học tập, rèn luyện chăm chỉ để làm giàu đẹp hơn cho đất nước, xứng đáng với sự hi sinh của các anh. 

2. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

CH: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, chia làm ba đợt:

Đợt 1: Từ ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954, quân ta lần lượt chiếm được cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Đợt 2: Từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954, quân ta tấn công và tiêu diệt các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm

Đợt 3: Từ ngày 1/5 đến ngày 7-5-1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu nam 

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng Đờ Ca-xto-ri đầu hàng, chiến dịch toàn thắng 

LUYỆN TẬP

CH1: 

 CH2:

Hành động 

Nhân vật 

Người đã lấy thân mình làm giá súng

Bế Văn Đàn

Người đã hi sinh thân mình cứu pháo

Tô Vĩnh Diện 

Người đã bắt sống tướng Đờ Ca-xto-ri

Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật

VẬN DỤNG

CH: Anh hùng Trần Can

Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Anh đã ba lần viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.

Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” lên đồn Pháp. Khi nổ súng mặc cho hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Sau đó anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều vũ khí.

Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ,  tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của địch. 

Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều, giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều trang 67, giải Lịch sử và địa lí 5 CD trang 67

Bình luận

Giải bài tập những môn khác