Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • C. Nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 2: Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta?

  • A. Quốc hội.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 3: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế gì?

  • A. Thể chế một đảng duy nhất cầm quyền.
  • B. Thể chế chính trị đa đảng.
  • C. Cả A, và B đều đúng.
  • D. Cả A, và B đều sai.

Câu 4: Tính nhân dân của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

  • A. Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
  • B. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
  • C. Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

  • A. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.

  • B. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
  • C. Rèn luyện bản thân thật tốt để sau này tham gia vào hệ thống chính trị.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 6: Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?

  • A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.
  • B. Đảng và Nhà nước.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chính phủ.

Câu 7: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 8: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện đầy đủ khái niệm hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Chỉnh thể thống nhất.

  • B. Bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp.
  • C. Có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 10: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
  • B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
  • C. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 11: Viện kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?

  • A. Viện trưởng.
  • B. Quốc hội.
  • C. Chính phủ.
  • D. Tòa án nhân dân.

Câu 12: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • A. Tập trung thống nhất.

  • B.  Có sự phân công.
  • C. Phân cấp quản lí.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 13: Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm công dân với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân?

  • A. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
  • B. Đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
  • C. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Viện kiểm sát nhân dân có mấy chức năng chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 15: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 16: Nội dung nào dưới đây nằm trong quyền hạn của Tòa án nhân dân?

  • A. Xử các vụ án hình sự, dân sự.
  • B. Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
  • C. Xử các vụ án lao động, hành chính.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Tòa án nhân dân có vai trò gì?

  • A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

  • B. Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.
  • C. Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 18: Tòa án nhân dân tối cao gồm những cơ quan nào dưới đây?

  • A. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • B. Bộ máy giúp việc.
  • C. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?

  • A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.

  • B. Có thể xét xử kín trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước.
  • C. Có thể xét xử tập thể và theo quyết định đa số.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 20: Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động gì?

  • A. Khởi tố bị can.
  • B. Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
  • C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Có mấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6. 

Câu 22: Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân thể hiện ở nguyên tắc nào của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 23: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?

  • A. 3.

  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 24: Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Tính thống nhất.
  • B. Tính nhân dân.
  • C. Tính quyền lực.
  • D. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 25 :Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương chịu sự lãnh đạo của tổ chức nào?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Quốc hội.
  • C. Chính phủ.
  • D. Chủ tịch nước. 

Câu 26 :Bộ máy Nhà nước Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do đối tượng nào của nhà nước Việt Nam quy định?

  • A. Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Chính phủ.
  • C. Chủ tịch nước.
  • D. Tòa án.

Câu 27: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Vì Hiến pháp và pháp luật là công cụ giúp Nhà nước

  • A. quản lí mọi mặt của đời sống và xã hội.
  • B. kiểm soát tự do của công dân.
  • C. phát triển kinh tế.
  • D. thể hiện quyền lực tối cao. 

Câu 28: Nội dung nào sau đây thể hiện sự lãnh đạo bộ máy Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
  • B. Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực.
  • C. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

  • A. Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.

  • B.  Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp.
  • C. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • D. Cả A, B,C đều đúng. 

Câu 30: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
  • B. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • C. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31: Nội dung nào dưới đây nói về chức năng của Chính phủ?

  • A. Quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốC.

  • B. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
  • C. Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 32: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm những bộ phận nào?

  • A. Thủ tướng Chính phủ.
  • B. Các Phó Thủ tướng Chính phủ
  • C. Bộ và cơ quan ngang bộ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 33: Nội dung nào sau đây thể hiện chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A.  Tổ chức thực hiện pháp luật.

  • B. Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ.
  • C. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 34: Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do cơ quan nào quyết định?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Tòa án nhân dân.
  • D. Viện kiểm sát.

Câu 35: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động thông qua hình thức nào?

  • A. Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.
  • B. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
  • C. Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 36: Chức năng của Quốc hội là gì?

  • A. Chức năng lập hiến, lập pháp.
  • B. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • C. Chức năng giám sát tối cao.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37: Các Uỷ ban của Quốc hội gồm mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 38: Nội dung nào dưới đây thể hiện chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội?

  • A. Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị.
  • B. Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 
  • C. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

  • B. Đề nghị Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước.
  • C. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 40: Đứng đầu Nhà nước và thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là ai?

  • A. Chủ tịch nước.
  • B. Phó Chủ tịch nước.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chính phủ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác