Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 5 Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 5 Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giá cả thị trường là

  • A. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
  • B. giá cả hàng hoá do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  • C. giá bán thực tế của hàng hoá do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  • D. giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Câu 2: Giá cả thị trường có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giá bán thực tế của hàng hoá, dịch vụ.
  • B. Do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động.
  • C. Giá cả quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Phát triển kinh tế là

  • A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
  • B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
  • C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
  • D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Câu 4: Hình thức đầu tư nào sau đây là đầu tư trực tiếp?

  • A. Mua cổ phần.
  • B. Mua trái phiếu.
  • C. Mua cổ phần chuyển đổi.
  • D. Xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh.

Câu 5: Do ảnh hưởng bởi việc các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách nên hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản bị đình trệ. Bộ Công Thương và EVN đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ đồng ý cho thực hiện hỗ trợ giảm 10% tiền điện trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng. Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân?

  • A. Giảm bớt được một số tiền khi đóng tiền điện để chi tiêu các khoản khác.
  • B. Thoải mái hơn trong việc dùng điện.
  • C. Dùng nhiều nhưng không lo về phí phải trả.
  • D. Quy định chặt chẽ về hạn mức sử dụng điện.

Câu 6: Giá cả hàng hoá được hiểu là

  • A. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
  • B. biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
  • C. giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền.
  • D. giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.

Câu 7: Nhận định sau đây không đúng khi nói về chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Cung cấp thông tin.
  • B. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
  • C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế.
  • D. Quy định sẵn ngành nghề cho các chủ thể kinh tế.

Câu 8: Phát triển bền vững là

  • A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
  • B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
  • C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
  • D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Câu 9: Trong những năm qua, giá thép trong nước và thế giới tăng liên tục kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Điều này gây ảnh hưởng đến các nhà thầu xây dựng, tiến độ của nhiều công trình bị trì hoãn. Các nhà sản xuất thép cũng gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng nhưng vẫn phải nhập nguyên vật liệu để duy trì sản xuất, cung ứng theo hợp đồng đã kí. Một trong những nguyên nhân tăng giá lần này, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thông tin, là do giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu,... tăng mạnh. Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào trong trường hợp trên?

  • A. Giúp cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành.
  • B. Giúp cho người sản xuất biết được biết được tương quan cung - cầu.
  • C. Giúp cho người sản xuất biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Chức năng thông tin.
  • B. Chức năng lưu thông hàng hóa.
  • C. Chức năng phân bổ các nguồn lực.
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí Nhà nước.

Câu 11: Vốn lưu động bao gồm

  • A. Công xưởng, nhà máy.
  • B. Máy móc thiết bị.
  • C. Phương tiện vận tải.
  • D. Các khoản đầu tư ngắn hạn.

Câu 12: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là công cụ quan trọng để làm gì?

  • A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
  • B. Quản lí nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế thị trường.
  • C. Ổn định đời sống xã hội.
  • D. Điều tiết sản xuất và lưu thông các mặt hàng cần thiết.

Câu 13: Đâu không phải là chức năng của giá cả?

  • A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh.
  • B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
  • C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng.
  • D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.

Câu 14: Tăng trưởng kinh tế là

  • A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
  • B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
  • C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
  • D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Câu 15: Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm

  • A. Giá so sánh, giá hiện hành.
  • B. Giá hiện hành, giá sức mua tương đương.
  • C. Giá so sánh, giá sức mua tương đương.
  • D. Giá so sánh, giá hiện hành, giá sức mua tương đương.

Câu 16: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng lượng tiền nhất định được gọi là

  • A. giá trị trao đổi.
  • B. giá cả thị trường.
  • C. tiền tệ.
  • D. giá trị sử dụng.

Câu 17: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây không đúng?

  • A. Doanh nghiệp T tăng giá bán gas vì nhà cung cấp tăng giá.
  • B. Khi giá hoa hồng tăng lên, nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô trồng hoa
  • C. Cửa hàng B ngừng bán xăng và treo biển “Hết xăng" khi thấy thông tin xăng tăng giá.
  • D. Cửa hàng trà sữa I tính thêm chi phí vào giá hàng hoá đối với dịch vụ  giao hàng tận nơi.

Câu 18: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng dựa vào

  • A. Sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác.
  • B. Trình độ công nghệ, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
  • C. Trình độ quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
  • D. Trình độ công nghệ và quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Câu 19: Vào những ngày cuối tuần, mọi người được nghỉ nên nhu cầu xem phim để giải trí thường tăng cao cho nên giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường. Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé?

  • A. Tiền tệ thế giới.
  • B. Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất.
  • C. Xu hướng phim được chiếu.
  • D. Nhu cầu của khách hàng.

Câu 20: Chức năng của giá cả là

  • A. cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.
  • B. duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
  • C. tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng.
  • D. tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác