Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 17 Pháp luật và đời sống

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 17 Pháp luật và đời sống - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy định phổ biến.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính bắt buộc chung.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. 

Câu 2: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

  • A. Bằng chủ trương của Nhà nước.
  • B. Bằng quyền lực Nhà nước.
  • C. Bằng chính sách của Nhà nước.
  • D. Bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 3: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và

  • A. nghĩa vụ của mình.
  • B. nghĩa vụ cơ bản của mình.
  • C. lợi ích cơ bản của mình.
  • D. lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 4: Vì sao pháp luật mang bản chất xã hội?

  • A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • B. do Nhà nước ban hành.
  • C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
  • D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 5: Câu thơ Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền nói về nội dung nào của pháp luật?

  • A. Khái niệm của pháp luật.
  • B. Đặc điểm của pháp luật.
  • C. Vai trò của pháp luật.
  • D. Quyền hạn của pháp luật.

Câu 6: Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quy định.
  • B. Quy chế.
  • C. Pháp luật.
  • D. Quy tắc.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

  • A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.
  • B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
  • C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
  • D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

Câu 8: Pháp luật có đặc điểm gì sau đây?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính bắt buộc chung.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính bắt buộc chung.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 10: Bạn A thắc mắc, không hiểu vì sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật đế giải thích cho bạn A?

  • A. Tính quyền lực.
  • B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • C. Tính quy phạm phố biến.
  • D. Tính bắt buộc chung.

Câu 11: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính phổ cập.
  • C. Tính rộng rãi.
  • D. Tính nhân văn.

Câu 12: Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt

  • A. chính xác, một nghĩa.
  • B. chính xác, đa nghĩa.
  • C. tương đối chính xác, một nghĩa.
  • D. tương đối chính xác, đa nghĩa.

Câu 13: Pháp luật là phương tiện để công dân .......... và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các .......... đời sống xã hội; tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

  • A. hành động, lĩnh vực.
  • B. thực hiện, lĩnh vực.
  • C. làm, chuyên mục.
  • D. thực hiện, mục đích.

Câu 14: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do

  • A. Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
  • B. giai cấp thống trị lập ra và đảm bảo thực hiện.
  • C. ý chí của nhà nước, áp đặt đối với xã hội loài người.
  • D. ý chí của nhà nước và ý chí của xã hội loài người.

Câu 15: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Mọi người đầu bình đẳng trước pháp luật”. Nội dung đó đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • a. Tính xác định chật chẽ về hình thức.
  • b. Tính quy phạm phố biến.
  • c. Tính bắt buộc chung.
  • d. Tính nhân văn, cao cả.

Câu 16: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính .......... chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

  • A. bắt buộc.
  • B. không bắt buộc.
  • C. tự nguyện.
  • D. giai cấp.

Câu 17: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với

  • A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
  • B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước đại diện.
  • C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
  • D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Câu 18: Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

  • A. Giáo dục.
  • B. Thuyết phục.
  • C. Tuyên truyền.
  • D. Pháp luật.

Câu 19: Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

  • A. tính hiện đại.
  • B. tính cơ bản.
  • C. tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. tính truyền thống.

Câu 20: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của pháp luật đối với đời sống?

  • A. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
  • B. Phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • C. Cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của pháp luật?

  • A. Có tính khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi.
  • B. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật.
  • C. Hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Pháp luật có mấy vai trò chính đối với đời sống?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác