Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức
- A. Chính trị - xã hội.
B. Chính trị.
- C. Xã hội.
- D. Xã hội chính trị.
Câu 2: Nhận định sai là
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.
Câu 3: Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?
A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.
- B. Đảng và Nhà nước.
- C. Quốc hội.
- D. Chính phủ.
Câu 4: .......... gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước .......... về những quyết định của mình
A. Đảng, nhân dân.
- B. Nhà nước, nhân dân.
- C. Đảng, nhà nước.
- D. Nhân dân, Đảng.
Câu 5: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.
- B. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.
- C. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.
- D. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?
- A. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- B. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- C. Rèn luyện bản thân thật tốt để sau này tham gia vào hệ thống chính trị.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong thông tin dưới đây:
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 8, khoản 3 Điều 9. Điều đó có nghĩa là các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.
- A. Các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
- B. Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.
- B. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động.
- C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội.
- D. Các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Câu 10: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?
- A. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
- C. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
- A. Nhà nước.
- B. Chính phủ.
C. Nhân dân.
- D. Đảng viên.
Câu 12: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do .......... làm chủ; tất cà quyền lực .......... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp .......... với giai cấp .......... và đội ngũ ..........
A. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nhân dân, trí thức.
- B. Nhân dân, công nhân, Nhà nước, nhân dân, tri thức.
- C. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nhân dân, tri thức.
- D. Nhà nước, nhân dân, nhân dân, công nhân, trí thức.
Câu 13: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào sau đây?
- A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- C. Nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.
Câu 15: Tính nhân dân của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua nội dung nào sau đây?
- A. Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- B. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
- C. Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta?
- A. Quốc hội.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 17: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là
- A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
- B. Một tổ chức chính trị - xã hội.
C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
- D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây thể hiện đầy đủ khái niệm hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Chỉnh thể thống nhất.
- B. Bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp.
- C. Có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế gì?
A. Thể chế một đảng duy nhất cầm quyền.
- B. Thể chế chính trị đa đảng.
- C. Cả A, và B đều đúng.
- D. Cả A, và B đều sai.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
C. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
- D. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Câu 21: Quyền lực .......... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền .......... , .......... , ..........
- A. Nhà nước, lập pháp, tư pháp, hành pháp.
B. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- C. Nhà nước, hành pháp, lập pháp, tư pháp.
- D. Nhà nước, tư pháp, hành pháp, lập pháp.
Xem toàn bộ: Giải bài 12 Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bình luận