5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo trang 71

5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo trang 71. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

Mở đầu

Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Em là thành viên của tổ chức nào trong 4 tổ chức nêu trên? Hãy cho biết những hoạt động của một trong các tổ chức trên.

Khám phá

CH 1: Em hãy đọc sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?

- Em có những hiểu biết gì về vị trí của cơ quan đó trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

CH 2: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

  Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta không ngừng phát triển, nâng cao vị thế trên thế giới.

  Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân.

- Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trường hợp.

  Trong giờ giải lao, C và D trao đổi về bài vừa học. Cả hai đều có ý kiến trái ngược nhau về hệ thống chính trị Việt Nam. Bạn C cho rằng, đặc điểm hệ thống chính trị nước ta cũng giống như các nước khác. Bạn D thì cho rằng, do những khác biệt về lịch sử, xã hội nên hệ thống chính trị nước ta có những đặc điểm riêng: hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các thành viên trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lí vững chắc,...

- Em đồng tình với ý kiến của bạn C hay D? Vì sao?

CH 3: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

  Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng,... bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân“ Người nhấn mạnh: “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ... Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ”, theo Người, toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân, thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tại Điều 2 cũng khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

  Sáng ngày 23/ 5/ 2021, cử tri trên mọi miền đất nước nô nức đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026, thể hiện tinh thần trách nhiệm, thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Thông qua lá phiếu của mình, cử tri thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chọn ra những người đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?

- Theo em, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách thức nào và thông qua cơ quan, cá nhân nào?

CH 4: Em hãy theo dõi các thông tin, tường lợp sau và trả lời câu hồi.

Thông tin.

  Hiến pháp năm 2013 thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

Trường hợp.

  Xã A là một xã khó khăn thuộc vùng biên giới. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị, sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, sự tham gia của chính quyền xã, các đoàn thể và toàn thể nhân dân xã A đã có sự thay đổi từng ngày. Năm nay, xã chính thức nhận danh hiệu Nông thôn mới, bà con ai cũng có cuộc sống ấm no, mọi người rất vui mừng.

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được quy định như thế nào?

- Đảng uỷ xã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã A?

CH 5: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN 1.

  Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung”.

(Theo Hồ Chí Minh, Dân chủ tập trung, Báo Cứu quốc số 2329, 4/5/1953)

THÔNG TIN 2.

  Điều 8 Hiến pháp năm 2013 có ghi nhận: “1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chế với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

- Em hãy cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

- Theo em, nguyên tắc tập trung dân chủ được biết hiện như thế nào?

CH 6: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN.

  Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 8, khoản 3 Điều 9. Điều đó có nghĩa là các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

CH 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Trường Trung học phổ thông B tổ chức cuộc thi tìm hiểu về “Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với sự tham gia của nhiều học sinh. Khi lớp 10A1 thảo luận về cuộc thi, bạn A có ý kiến:

- Chúng ta còn quá nhỏ, những vấn đề này rất phức tạp. Là học sinh thì không cần phải quan tâm đến những vấn đề này!

Tuy nhiên, ý kiến trên lại không nhận được sự đồng tình của các bạn, trong đó có bạn C. Bạn C đưa ra ý kiến của mình:

- Mình không đồng ý với A, tìm hiểu về hệ thống chính trị là việc nên làm, vì qua đó, mình có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước bằng những việc làm phù hợp với pháp luật.

Câu hỏi:

- Em ủng hộ ý kiến của bạn A hay bạn C? Vì sao?

- Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

Luyện tập

CH 1: Thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:

a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước.

b. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động.

c. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội.

d. Các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

đ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

CH 2: Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống chính trị nước ta từ những tổ chức được gợi ý sau.

- Đảng Cộng sản Việt Nam;                       - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa      - Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

Việt Nam;                                                    - Chính phủ;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ;                               - Quốc hội;

- Công đoàn Việt Nam;                                - Toà án nhân dân;

- Hội Nông dân Việt Nam;                           - Mặt trận Tổ quốc.

CH 3: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Anh A và anh B là bạn bè. Qua mạng xã hội, anh A đã gửi cho anh B những thông tin không chính xác về một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Nếu là anh B, em sẽ có ý kiến gì với bạn?

Tình huống 2. Đoàn trường trung học phổ thông phát động cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỉ niệm 90 năm thành lập. Bí thư Đoàn trường đã phổ biến thể lệ cuộc thi cho học sinh. T, học sinh lớp 10A1, chia sẻ: “Theo tớ, bạn nào có mục đích đứng trong hàng ngũ thì nên tham gia. Còn tớ không tham gia“ H không đồng ý và đưa ra ý kiến:“Đã là Đoàn viên thì ai cũng phải tham gia“ Cả hai tranh luận khá lâu mà chưa thống nhất ý kiến.

- Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ làm gì?

Vận dụng

CH 1: Em hãy tìm hiểu, sưu tầm những hình ảnh về hoạt động của một số tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam.

CH 2: Hãy viết 1 bài tuyên truyền về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương em.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

Mở đầu

* Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 

  • Tham gia đóng góp xây dựng bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động đoàn viên thanh niên xung phong, tình nguyện đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

  • Đoàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trên xơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thông qua hệ thống tổ chức đoàn các cấp từ trung ương đến cơ sở để đề cử những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của tuổi trẻ vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. 

  • Tổ chức Đoàn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng.

Khám phá

CH 1:

- Hệ thống chính trị nước CHXHCN VN gồm các cơ quan: 

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Nhà nước CHXHCN VN
  • Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

- Vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị nước CHXHXN VN:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
  • Các cơ quan thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động,...
  • Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

CH 2: 

Thông tin:

Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam:

 - Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất.

 - Hệ thống chính trị gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất.

 - Hệ thống chính trị VN hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bới các tần lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của dân và được duy trì hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân.

Trường hợp:

  • Em đồng tình với ý kiến của bạn D 

* Giải thích: vì hệ thống chính trị nước ta có những đặc điểm riêng, không giống như ở các nước khác do những khác biệt về lịch sử, xã hội.

CH 3:  

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: dân là chủ, do dân, vì dân

- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách tham gia bầu cử, chọn ra những người đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

CH 4: - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được qui định tại Điều 4: 

  "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

- Đảng ủy xã đã lãnh đạo xã A, có những chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn, giúp thay đổi cuộc sống của người dân trong xã theo hướng tích cực.

CH 5: 

- Nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân dân nắm chính quyền:

  • Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền. 
  • Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung

=> Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa và khoa học giữa hai mặt tập trung và dân chủ tạo thành chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc

- Nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện:

 1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ;

 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

CH 6: 

- Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam: 

  • Các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật. 

  • Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.

CH 7: 

- Em ủng hộ với ý kiến của bạn C 

Giải thích: độ tuổi nào chúng ta cũng có thể cống hiến cho đất nước bằng nhiều cách khác nhau.

- Theo em, học sinh nên tìm hiểu về hệ thống chính trị của nước mình, từ đó  có những hành vi ứng xử, việc làm phù hợp, có ích cho đất nước.

Luyện tập

CH 1: 

- Em đồng tình với những phát biểu a, b, c, d

- Em không đồng tình với ý kiến đ 

- Giải thích: giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị Việt Nam có Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

CH 2: 

CH 3: 

Tình huống 1: 

  Nếu là anh B, em sẽ nhắc nhở anh A và yêu cầu anh A tìm hiểu kĩ thông tin 

Tình huống 2: 

  Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ nói với các bạn trách nhiệm của một công dân trong việc tìm hiểu về đất nước mình, trong đó có tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Vận dụng

CH 1: HS tìm hiểu trên Internet

CH 2: 

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Lực lượng xung kích của đất nước.

II. Thân bài:

 - Bàn luận về vai trò của đoàn viên, thanh niên

  • Là lực lượng nòng cốt làm nên những kỳ tích, chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
  • Là những người tiên phong trong công cuộc cải cách, đổi mới đất nước.

 - Lật lại vấn đề

  • Trong cuộc sống, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các đoàn viên, thanh niên chưa làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân.

- Bài học nhận thức và hành động

  • Thế hệ thanh niên cần ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
  • Đồng thời, xác lập lý tưởng sống đúng đắn, cũng như rèn luyện bản lĩnh kiên cường để hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vai trò quan trọng của thanh niên 

- Liên hệ bản thân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo trang 71, giải Kinh tế pháp luật 10 CD trang 71

Bình luận

Giải bài tập những môn khác