5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo trang 18
5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo trang 18. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 3: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
Mở đầu
CH: Chia sẻ hiểu biết của em về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.
Khám phá
CH 1: Vào những ngày giáp Tết, lượng khách hàng đến chợ đông đúc hơn. Các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,... ; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến.
- Hoạt động kinh tế nào diễn ra tại chợ trong trường hợp trên? Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế đó?
- Trong các hoạt động kinh tế kể trên, các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác định điều gì? Các quan hệ kinh tế nào được xác lập?
CH 2: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và xác định các loại thị trường tương ứng.
CH 3: Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Xoài cát Hoà Lộc là một đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những loại trái cây được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị các sản pháp thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài xoài nguyên trái, các doanh nghiệp còn đưa ra thị trường các sản phẩm khác như: xoài sấy dẻo, nước ép xoài cô đặc, Xoài cát Hoà Lộc được người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung ưa chuộng và đặc biệt đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính và đầy tiềm năng như: Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,... Xoài cát Hoà Lộc nằm trong nhóm 10 loại trái cây và hạt (chanh leo, hạnh nhân, thanh long, chanh, xoài, dừa, hạt dẻ cười, bưởi, hạt macadamia, chôm chôm) có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường châu Âu.
- Xác định các loại thị trường và căn cứ xác định thị trường trong thông tin trên.
- Ngoài những loại thị trường trên, em hãy kể những loại thị trường khác mà em biết.
CH 4: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm dầu gội có nguồn gốc tự nhiên mà trên thị trường chưa có, Công ti hoá mĩ phẩm A vừa đưa ra thị trường loại sản phẩm dầu gội bồ kết sả chanh. Sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Vì thế, công ti mở rộng thêm quy mô sản xuất và nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới như: bồ kết hà thủ ô, bồ kết hương nhu, bồ kết hương bưởi,... để phát triển kinh doanh.
- Thị trường cung cấp cho Công ti A những thông tin gì? Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với Công ti A?
- Sản phẩm mới của Công ti A có được người tiêu dùng thừa nhận không? Vì sao?
Trường hợp 2.
Giá cà phê trong nước ngày 2 tháng 5 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, dao động khoảng 38 triệu đồng/tấn. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Lâm Đồng 37,7 triệu đồng/tấn; Đắk Nông 37,9 triệu đồng/tấn; Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum 38 triệu đồng/tấn. Khi thấy giá cà phê tăng, nhiều hộ nông dân đã mở rộng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.
(Theo Báo Đắk Lắk, ngày 02/05/2021)
- Dựa vào thông tin thị trường cung cấp, người trồng cà phê đã có những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất như thế nào?
Luyện tập
CH 1: Em hãy phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Cho ví dụ.
CH 2: Hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây. Giải thích vì sao.
a. Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và tiền tệ.
b. Các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ có thể diễn ra mà không cần gắn với một không gian, thời gian cụ thể nào.
c. Thị trường có các quan hệ như hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu.
d. Thị trường là nơi người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau trực tiếp để trao đổi hàng hoá, dịch vụ gắn với không gian, thời gian cụ thể.
CH 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trình bày ý kiến theo gợi ý.
Trường hợp 1.
Gạo thơm A là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. Anh B đã trộn vào một số loại gạo khác không rõ nguồn gốc, rồi đưa về các thành phố lớn tiêu thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng thương hiệu Gạo thơm A để quảng bá sản phẩm.
- Em có nhận xét gì về việc làm của anh B?
- Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu Gạo thơm A trên thị trường?
Trường hợp 2.
Người dân ở địa phương H chuyên canh cà phê. Gần đây, giá thu mua cà phê xuống thấp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy giá maccadamia đang rất cao, nhiều hộ gia đình đã chặt cà phê và chuyển sang trồng cây maccadamia.
- Em có nhận xét gì về việc làm của người dân ở địa phương H?
- Việc làm này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê?
CH 4: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Ông T tâm sự với ông H về việc thu mua dừa ở địa phương:
– Đến đợt thu hoạch rồi mà sao tôi không thấy thương lái vào mua dừa khô ông nhỉ?
Nghe vậy, ông H buồn bã nói: Nhận thấy giá dừa cao nên bà con ở các xã trong huyện đồ xô trồng dừa, sản lượng cung cấp quá nhiều. Thêm nữa, các công ti chế biến dừa khô lại không có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu nên thừa hàng rồi...
Ông T trầm ngâm:
– Thật thế hả ông? Năm ngoái trúng mùa, tôi còn tính mua thêm đất trồng thêm nữa đấy.
Ông H lắc đầu:
– May mà không mua nhé! Chứ không thì không biết sao mà cứu.
Ông T ậm ừ đáp:
– Thật đúng là thị trường...
CH:
- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong câu trả lời của ông H?
- Người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế?
Vận dụng
CH 1: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường.
CH 2: Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hóa ở địa phương theo gợi ý: giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán,...
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
Mở đầu
CH:
+ Thị trường hàng hóa: Hàng ngày, tại khu chợ huyện, xã bày bán rất nhiều các mặt hàng
+ Thị trường dịch vụ: Các cửa hàng dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, massage, làm móng, chăm sóc da,…phát triển đa dạng
Khám phá
CH 1:
- Hoạt động kinh tế diễn ra tại chợ là hoạt động mua bán các mặt hàng Tết.
- Các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế đó là: người mua, người bán và hàng hóa.
- Trong các hoạt động kinh tế trên các chủ thể tác động với nhau nhằm xác định giá cả, số lượng hàng hóa.
- Các quan hệ kinh tế được xác lập là phân phối - trao đổi và tiêu dùng.
CH 2:
- Các loại thị trường tương ứng:
+ Tranh 1: Thị trường bất động sản
+ Tranh 2: Thị trường máy móc, thiết bị
+ Tranh 3: Thị trường chứng khoán
CH 3:
* Các loại thị trường:
- Căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán: thị trường hoa quả, thị trường thực phẩm.
- Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: thị trường tiêu dùng.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
* Các loại thị trường khác mà em biết:
- Thị trường nông sản
- Thị trường may mặc
- Thị trường vật liệu xây dựng
CH 4:
Trường hợp 1:
- Thị trường đã cung cấp cho công ty A các thông tin: nhu cầu về sản phẩm dầu gội có nguồn gốc tự nhiên, hiện dòng sản phẩm này chưa được bán trên thị trường. Những thông tin này giúp công ti A nghiên cứu, mở rộng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Sản phẩm mới của công ty đã được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao vì hiện sản phẩm của công ti A đang được bán độc quyền trên thị trường.\
Trường hợp 2:
- Dựa vào thông tin thị trường là giá cà phê tăng, người trồng cà phê đã có quyết định mở rộng sản xuất, tăng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.
Luyện tập
CH 1:
- Thị trường hàng hóa: các sản phẩm được mua bán, trao đổi trên thị trường là những vật dụng cụ thể, hữu hình, có giá giá trị sử dụng nhất định
- Thị trường dịch vụ: các sản phẩm trên thị trường là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần
CH 2:
Em đồng ý với các ý kiến c, d.
* Giải thích:
- Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, tiền tệ và hàng hóa.
- Các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ diễn ra gắn với một không gian, thời gian cụ thể thì mới có thể xác định được giá cả, số lượng,…
CH 3:
Trường hợp 1:
- Việc làm của anh B là một hành động gian lận trong buôn bán
- Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Gạo thơm A:
Người tiêu dùng sẽ có những đánh giá không tốt về thương hiệu
Nếu hành động của anh B bị phát hiện thì Gạo thơm A sẽ mất thương hiệu trên thị trường.
Trường hợp 2:
- Việc làm của người dân địa phương nắm bắt xu thế tiêu dùng của thị trường.
- Việc làm này có thể làm thị trường cà phê bị thiếu hụt nguồn cung
CH 4:
- Câu trả lời của ông H thể hiện chức năng cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế
- Để đạt được hiệu quả kinh tế, người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường:
Người dân nhận thấy thông tin từ thị trường là giá dừa lên cao đã đổ xô trồng dừa.
Ông T trong tình huống còn tính mua thêm đất để trồng.
Vận dụng
CH 1:
CH 2: HS tìm hiểu tại địa phương
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo trang 18, giải Kinh tế pháp luật 10 CD trang 18
Bình luận