Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tín dụng có vai trò gì?
- A. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ.
- B. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- C. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời.
D. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ - con nợ trong xã hội.
Câu 2: Chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng được gọi là gì?
A. Tiền lãi.
- B. Tiền vay.
- C. Tiền thế chấp.
- D. Tiền vốn.
Câu 3: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng được hiểu là
A. số tiền phải trả cho việc sử dụng tín dụng, bao gồm số tiền vay và lãi suất cho vay.
- B. khoản chi phí phản ánh sự chênh lệch giữa số tiền vay và số tiền lãi.
- C. chi phi mua tín dụng.
- D. chi phi sử dụng tiền mặt.
Câu 4: Ông D có nhu cầu vay tiền ngân hàng để mua nhà ở. Với khả năng tài chính hiện tại, ông chỉ trả được 40% trị giá ngôi nhà. Ông dự định đến ngân hàng để vay 60% số tiền còn lại. Khi xem xét hồ sơ của ông, ngân hàng quyết định cho ông vay 60% số tiền còn lại trong thời hạn 10 năm với lãi suất 8,2 %/năm. Đổi lại, ông phải thế chấp sổ đỏ của ngôi nhà. Trong vòng 10 năm, ông D phải cam kết hoàn trả số tiền lãi và vốn đúng tiến độ thì mới được nhận lại sổ đỏ. Ngân hàng đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D?
- A. Bên hỗ trợ.
- B. Bên môi giới.
C. Bên cho vay.
- D. Bên được vay.
Câu 5: Tín dụng là
A. niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.
- B. mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.
- C. mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
- D. mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của tín dụng?
- A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
- B. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
C. Có tính vô hạn.
- D. Có tính thời hạn.
Câu 7: Có thể nhận biết sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng bằng cách nào?
- A. Tính lãi suất cho vay.
B. Tính lãi suất cho vay và khoản vay.
- C. Mua tín dụng bao nhiêu, trả bằng số tiền mặt tương ứng.
- D. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.
Câu 8: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của tín dụng?
- A. Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- B. Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế.
- C. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Đâu là vai trò của người cho vay trong mối quan hệ tín dụng?
- A. Người cho vay cho vay tiền mặt.
- B. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho người đi vay.
C. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay.
- D. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định.
Câu 10: Ông A có một căn hộ mới xây dựng được thế chấp tín dụng định giá 2 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Nhà ở, ông được quyền gì?
A. Thế chấp cho ngân hàng B vay 1,5 tỷ đồng.
- B. Thế chấp cho ngân hàng B vay 2 tỷ đồng.
- C. Thế chấp cho Vietinbank vay 1 tỷ đồng và thế chấp cho Agribank vay 500 triệu đồng.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Mức lãi suất nào sau đây là phù hợp khi cá nhân sử dụng tín dụng tại các ngân hàng thương mại?
- A. 0,67%/tháng.
- B. 0,62 %/tháng.
C. 1,65%/tháng.
- D. 1,69%/tháng.
Câu 12: Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế?
- A. Hoạt động của ngân hàng chủ yếu là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng cho các đơn vị kinh tế vay.
- B. Việc đầu tư tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tránh rủi ro tín dụng.
- C. Việc đầu tư tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Người đi vay có nghĩa vụ gì trong mối quan hệ tín dụng?
A. Người đi vay phải trả toàn bộ số tiền trong thời hạn cam kết trả nợ.
- B. Người đi vay không cần trả nợ đúng hạn, chỉ cần đảm bảo trả đủ số tiền đã vay.
- C. Người đi vay có thể trả bằng giá trị hàng hoá tương đương với khoản vay khi đến hạn trả nợ.
- D. Người đi vay phải trả số tiền đã vay khi đến hạn trả nợ có hoặc không kèm một khoản lãi.
Câu 14: Ngân hàng B huy động hơn 2 000 tỉ đồng, phân bổ nguồn vốn này cho các doanh nghiệp trên thị trường. Điều này góp phần phát triển nền kinh tế, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, bảo đảm an sinh xã hội. Đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kém phát triển, tín dụng thúc đẩy quá trình phân bổ vốn và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tín dụng đã đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp trong trường hợp trên?
- A. Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- B. Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
- C. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
D. A và B đều đúng.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải vai trò của tín dụng?
- A. Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế.
- B. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- C. Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
D. Đảm bảo vấn đề an sinh xã hội.
Câu 16: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?
A. Tín dụng dựa trên sự chuyển giao toàn bộ tài sản cho bên vay tín dụng.
- B. Tín dụng dựa trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả lãi, mà còn trả cả vốn.
- C. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay.
- D. Tín dụng dựa trên sự chuyển nhượng tài sản không thời hạn hoặc có tính hoàn trả.
Câu 17: Tín dụng có đặc điểm nào sau đây?
- A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
- B. Tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- C. Tính thời hạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Đặc điểm nào của tín dụng được mô tả trong trường hợp sau:
Anh B vay tín dụng 3 tỉ từ Ngân hàng C để mở xưởng sản xuất kinh doanh. Anh cam kết với ngân hàng trả nợ đúng hạn trong thời gian là 5 năm. Đúng 5 năm sau, dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng anh B vẫn trả nợ đúng hạn và được ngân hàng ưu đãi thêm nhiều dịch vụ tín dụng mới giúp anh có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
- A. tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- B. tính thời hạn.
- C. bảo đảm nhu cầu về vốn.
D. cơ sở lòng tin và trả nợ đúng hạn.
Câu 19: Chị D vay tín dụng từ ngân hàng M để chi trả chi phí học tập với thời hạn cam kết hoàn trả là 24 tháng. Chị D đã thực hiện đặc điểm nào của tín dụng?
- A. tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
B. tính thời hạn.
- C. bảo đảm nhu cầu về vốn.
- D. cơ sở lòng tin và trả nợ đúng hạn.
Câu 20: Những tổ chức nào sau đây được phép cấp tín dụng?
- A. Các ngân hàng thương mại.
- B. Kho bạc.
- C. Chi cục thuế.
D. Tiệm cầm đồ.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm của tín dụng?
- A. Là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay.
- B. Bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ để bên vay sử dụng có thời hạn.
- C. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn ban đầu và lãi suất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Khi đến hạn, bên vay tín dụng có nghĩa vụ gì?
A. Hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
- B. Hoàn trả vốn ban đầu.
- C. Hoàn lãi suất.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng
- A. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại.
- B. Không có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Tín dụng thực chất là tiền mặt chúng ta vay mượn từ ngân hàng để chi tiêu.
- C. Tín dụng là quan hệ vay mượn tiền bạc trên quy tắc hoàn trả vô thời hạn.
D. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất.
Xem toàn bộ: Giải bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng
Bình luận