Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 21 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 21 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hiến pháp năm 2013 quy định lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

  • A. Đất liền, vùng biển và vùng trời.
  • B. Đất liền, vùng đất và vùng trời.
  • C. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
  • D. Đất liền, vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Câu 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
  • B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Nhân dân, vì Nhân dân.
  • C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
  • D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân.

Câu 3: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nền mà gì?

  • A. Màu vàng.
  • B. Màu đỏ.
  • C. Màu xanh.
  • D. Màu trắng.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây nằm trong chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Chính thể.
  • B. Chủ quyền lãnh thổ.
  • C. Tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng những hình thức nào?

  • A. Dân chủ trực tiếp.
  • B. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
  • C. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại điện, dân chủ nghị viện.
  • D. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đân chủ nghị viện, dân chủ tuyệt đối.

Câu 6: Hình thức chính thể biểu hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước.
  • B. Vị trí, vai trò của các chủ thể quyền lực nhà nước.
  • C. Mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang chính thể

  • A. Quân chủ tuyệt đối.
  • B. Cộng hoà tổng thống.
  • C. Quân chủ hạn chế.
  • D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quyền lực nhà nước?

  • A. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
  • B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp.
  • C. Quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp.
  • D. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 9: Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. Liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
  • B. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giới cấp nông dân.
  • C. Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.
  • D. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 10: Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?

  • A. 2 tháng 9 năm 1941.
  • B. 2 tháng 9 năm 1943.
  • C. 2 tháng 9 năm 1945.
  • D. 2 tháng 9 năm 1940.

Câu 11: Nhận định không đúng là

  • A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
  • B. Con đường duy nhất để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng dân chủ trực tiếp.
  • C. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện.
  • D. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

Câu 12: Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ:

  • A. Dân chủ chủ nô.
  • B. Dân chủ quý tộc.
  • C. Dân chủ tư sản.
  • D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong trường hợp sau đây?

Cán bộ xã A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản.

  • A. Hành vi của cán bộ xã A là sai, chưa góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.
  • B. Hành vi của cán bộ xã A là đúng, đã góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.
  • C. Hành vi của cán bộ xã A là đúng, đã góp phần khích lệ tới nhân dân.
  • D. Hành vi của cán bộ xã A là chính xác, đã góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.

Câu 14: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện .......... đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở .......... độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không .......... vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

  • A. nhất quán, tôn trọng, can thiệp.
  • B. đồng nhất, tôn trọng, can thiệp.
  • C. nhất quán, can thiệp, tôn trọng.
  • D. thờ ơ, tôn trọng, can thiệp.

Câu 15: Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chính trị - xã hội?

  • A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • B. Công đoàn Việt Nam.
  • C. Tòa án nhân dân tối cao.
  • D. Hội Nông dân Việt Nam.

Câu 16: Cách đây 40 năm, quân tình nguyện Việt Nam đã hỗ trợ quân đội của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Cam-pu-chia và giúp nhân dân Cam-pu-chia tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ, hồi sinh đất nước Chùa Tháp. 39 năm sau, ngày 1 - 10 - 2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2, số 1 của Việt Nam đã xuất quân sang Nam Sudan thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế. Hình ảnh về một Việt Nam đầy trách nhiệm và uy tín trên trường quốc tế ngày càng khởi sắc - đó chính là thành quả to lớn và là thành tựu ngoại giao rất đáng tự hào (Theo Tạp chí Hải n Việt Nam, ngày 04 - 02 - 2019). Những hành động của Việt Nam thể hiện nội dung nào của Hiến pháp năm 2013?

  • A.  là bạn.
  • B. là đối tác tin cậy.
  • C. là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới trong Hiến pháp năm 2013.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 17: Những việc làm nào dưới đây thể hiện nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?

  • A. Tuân thủ nghiêm chỉnh mọi luật lệ.
  • B. Tham gia các cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
  • C. Vận động người dân cùng tham gia tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Ở Việt Nam, quyền lực tối cao thuộc về cơ quan nào?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chính phủ.
  • C. Tòa án nhân dân.
  • D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 19: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bản chất gì sau đây?

  • A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
  • B. Nhà nước do Nhân dân làm chủ.
  • C. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Vì sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp?

  • A. Vì đó là những nội dung quan trọng, đại diện cho một quốc gia, dân tộc.
  • B. Vì đó là những nội dung cơ bản của Hiến pháp.
  • C. Vì đó là những nội dung cần có để hoàn chỉnh Hiến pháp.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 21: Nội dung nào sau để thể hiện đầy đủ khái niệm của chính thể?

  • A. Mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực nhà nước.
  • B.  Thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.
  • C. Xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp nào?

  • A. Công nhân.
  • B. Nông dân.
  • C. Tri thức.
  • D. Lãnh đạo.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác