Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La Mã cổ đại.
  • B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.
  • C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.
  • D. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm

  • A. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
  • B. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là công cụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
  • C. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và có giá trị pháp lí cao nhất.
  • D. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

Câu 3: Hiến pháp là .......... của một quốc gia, có hiệu lực pháp lí .......... quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của một nước như chế độ chính trị; các .......... và .......... cơ bản của con người; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; chủ quyền thiêng liêng của quốc gia cũng như các cơ quan quyền lực nhà nước.

  • A. luật cơ bản, cao nhất, quyền, nghĩa vụ.
  • B. luật cơ bản, cao nhất, nghĩa vụ, quyền.
  • C. bộ luật, cao nhất, quyền, nghĩa vụ.
  • D. luật cơ bản, thấp nhất, quyền, nghĩa vụ.

Câu 4: Hiến pháp Việt Nam năm 1946 là Hiến pháp thứ mấy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Bản Hiến pháp đầu tiên.
  • B. Bản Hiến pháp thứ hai.
  • C. Bản Hiến pháp thứ ba.
  • D. Bản Hiến pháp thứ tư.

Câu 5: Mọi người có quyền hiến một bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

  • A. quyền giáo dục.
  • B. quyền con người.
  • C. quyền kinh tế.
  • D. quyền đi học.

Câu 6: Hành vi không tuân tuân theo Hiến pháp là

  • A. Đi nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
  • B. Đóng thuế đầy đủ.
  • C. Tham gia bầu cử tại địa phương sinh sống.
  • D. Tham gia vào các tệ nạn.

Câu 7: Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nào sau đây?

  • A. Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội.
  • B. Xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp.
  • C. Hành pháp và tư pháp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khoá nào thông qua?

  • A. Quốc hội khoá 13.
  • B. Quốc hội khoá 12.
  • C. Quốc hội khoá 11.
  • D. Quốc hội khoá 10.

Câu 9: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã có mấy bản Hiến pháp?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 10: Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?

  • A. Là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • B. Là văn bản do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.
  • C. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam hiện nay, Hiến pháp năm 2013 giữ vị trí, vai trò như thế nào?

  • A. Luật cơ bản của Nhà nước.
  • B. Pháp luật cơ bản của Nhà nước.
  • C. Luật thiếu yếu của Nhà nước.
  • D. Luật thứ cấp của Nhà nước.

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện tính hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp?

  • A. Phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân.
  • B. Là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
  • C. Là căn cứ để ban hành các văn bản thuộc hệ thống pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?

  • A. Sửa đổi, bổ sung.
  • B. Thay thế.
  • C. Xóa bỏ.
  • D. Giữ nguyên.

Câu 14: Nội dung nào sau đây nói về vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Là luật cơ bản.
  • B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
  • C. Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đề cập trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?

  • A. Hợp đồng.
  • B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô.

Câu 16: Nhận định sai là 

  • A. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác.
  • B. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp,
  • C. Nếu các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,... có nội dung trái với Hiến pháp thì bắt buộc phải  thay đổi các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,...
  • D. Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Câu 17: Nội dung nào sau đây nói về đặc điểm của Hiến pháp?

  • A. Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia.
  • B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
  • C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Chủ thể nào có trách nhiệm chấp hành và bảo vệ Hiến pháp?

  • A. Cán bộ - công chức.
  • B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • C. Công dân.
  • D. Người từ đủ 15 tuổi trở lên.

Câu 19: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 20: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Luật cơ bản của nước ta.
  • B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất.
  • C. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác