Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo bài 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - sách chân trời . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Cơ quan nào mang quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân?
- A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
- C. Chính phủ.
- D. Ủy ban nhân dân.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội?
- A. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
- B. Sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
- C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Chính phủ.
- B. Tòa án nhân dân.
- C. Hội đồng nhân dân.
- D. Viện kiểm sát nhân dân
Câu 4: Nội dung nào sau đây nói về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ?
- A. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- B. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội.
- C. Tổ chức thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân?
- A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Nước ta có bao nhiêu cơ quan hành chính?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 7: Nước ta có bao nhiêu cơ quan tư pháp chính?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 8: Cơ quan nào có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội?
- A. Chính phủ.
- B. Kiểm toán nhà nước.
- C. Hội đồng nhân dân.
D. Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Câu 9: Cơ quan nào của nước ta do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật?
A. Kiểm toán nhà nước.
- B. Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
- C. Hội đồng nhân dân.
- D. Chính phủ.
Câu 10: Hội đồng bầu cử quốc gia có chức năng gì sau đây?
- A. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
- B. Chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- C. Hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- A. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nước ta, Có hiệu lực pháp lí cao nhất.
- B. Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
- C. Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Tất cả phương án trên đúng
Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện tính hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp?
- A. Phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân.
- B. Là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
- C. Là căn cứ để ban hành các văn bản thuộc hệ thống pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?
A. Sửa đổi, bổ sung.
- B. Thay thế.
- C. Xóa bỏ.
- D. Giữ nguyên.
Câu 14: Nội dung nào sau đây nói về vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Là luật cơ bản.
- B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- C. Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đề cập trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?
A. Hợp đồng.
- B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- C. Chính phủ.
- D. Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô.
Câu 16: Nhận định sai là
A. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác.
- B. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp,
- C. Nếu các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,... có nội dung trái với Hiến pháp thì bắt buộc phải thay đổi các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,...
- D. Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Câu 17: Nội dung nào sau đây nói về đặc điểm của Hiến pháp?
- A. Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia.
- B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
- C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Chủ thể nào có trách nhiệm chấp hành và bảo vệ Hiến pháp?
- A. Cán bộ - công chức.
- B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Công dân.
- D. Người từ đủ 15 tuổi trở lên.
Câu 19: Là công dân Việt Nam, chúng ta phải có nghĩa vụ:
- A. Tiêu diệt hoàn toàn Hiến pháp
- B. Xoá bỏ những điều không đúng trong Hiến pháp
C. Tuân thủ Hiến pháp
- D. Lật đổ hệ tư tưởng trong Hiến pháp
Câu 20: Vì sao khi ban hành Luật Trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013?
A. Vì Hiến pháp là luật nguồn, là nền tảng cho các văn bản luật khác.
- B. Vì Hiến pháp tiên đoán trước được những điều xảy ra trong tương lai.
- C. Vì Hiến pháp 2013 là văn bản duy nhất mà Luật Trẻ em 2016 có thể dựa vào để lấy thông tin.
- D. Tất cả các đáp án trên
Bình luận