Dễ hiểu giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải dễ hiểu bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Kinh tế pháp luật 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 9: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Giải nhanh:

- Khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" thể hiện tinh thần một lòng tin tưởng vào Đảng, vào Nhà nước của nhân dân ta, luôn tuân thủ những quy định mà Nhà nước đưa ra để đảm bảo trật tự xã hội

Khám phá

Câu 1: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

  Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

  Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật và môi trường; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện; xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

- Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

- Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là Hiến pháp nào?

Giải nhanh:

- Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Câu 2: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường hợp.

Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, Uỷ ban nhân dân xã K có treo băng rôn với nội dung “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật“ Anh A đọc nội dung băng rôn liền hỏi anh B:

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có gì khác so với những luật mà mình biết anh nhỉ?

Anh B trả lời:

- Theo tôi, so với những luật khác, Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất của quốc gia, quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Ngoài ra, Hiến pháp bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa cơ bản của công dân.

Nghe đến đây, anh A đã hiểu rõ vấn đề.

Câu hỏi:

- Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

- Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,....) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của Hiến pháp hay văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung? Vì sao?

Giải nhanh:

- Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 

  • Có hiệu lực pháp lí cao nhất.

  • Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

  • Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Trong trường hợp một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì Hiến pháp luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất của quốc gia.

Câu 3: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNGTIN. 

  Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hệ thống pháp luật Việt Nam), Hiến pháp là luật cơ bản và là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác; được chỉ tiết hoá, cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, nếu không sẽ bị coi là vi hiến.

  Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là văn bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quyền lực nhà nước; chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ bầu cử quốc gia. Đây là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, từ đó làm cơ sở nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác.

Câu hỏi:

Nêu vị trí của Hiến pháp trong mối quan hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giải nhanh:

  • Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

  • Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta;

  • Là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo Hiến pháp.

Luyện tập

Câu 1:  Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

b. Hiến pháp bao gồm các chế định thừa kế, chế định hợp đồng, chế định Chủ tịch nước, chế định Chính phủ,...

c. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí ngang bằng với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

d. Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp năm 2013.

Giải nhanh:

Em đồng tình với các ý kiến a, b, d.            - Em không đồng tình với ý kiến c.

* Giải thích: Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất của nước ta.

Câu 2:  Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

a. Khoản 2 Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý“

b. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự năm 2015.

c. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

d. Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Trả lời:

a. Hiến pháp công cụ bảo vệ quyền con người.

b. Hiến pháp luật cơ bản của quốc gia.

c. Hiến pháp qui định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

d. Hiến pháp qui định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

Câu 3: Theo em, hành vi nào dưới đây là tuân thủ Hiến pháp, hành vi nào là vi phạm Hiến pháp?

a. Doanh nghiệp tư nhân H tìm mọi cách để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm.

b. Q thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có giấy báo từ địa phương.

c. Công ti Q xả nước thải ra môi trường mà không qua hệ thống xử lí.

d. K vận động gia đình và hàng xóm đi bầu cử đầy đủ để chọn ra người vừa có tài, vừa có đức cho đất nước.

Giải nhanh:

- Hành vi tuân thủ Hiến pháp là b, d.   - Hành vi vi phạm Hiến pháp là a, c.

Vận dụng

Câu 1: Em hãy tóm tắt nội dung đã học về Hiến pháp năm 2013 bằng sơ đồ tư duy và thuyết trình trước lớp.

Giải nhanh:

CHỦ ĐỀ 9: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Câu 2: Em hãy thiết kế một sản phẩn nhằm tuyên truyền, phổ biến đến bạn bè, người thân về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  Gợi ý: Hình thức có thể là bài viết, báo ảnh, áp phích hoặc video clip,...

Giải nhanh:

CHỦ ĐỀ 9: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác