Dễ hiểu giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 19: Thực hiện pháp luật
Giải dễ hiểu bài 19: Thực hiện pháp luật. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Kinh tế pháp luật 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 19: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Mở đầu
Câu hỏi: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Giải nhanh:
Theo em, việc thực hiện pháp luật giúp ổn định trật tự, an sinh xã hội, làm cuộc sống trở nên văn minh, an toàn, đồng thời pháp luật cũng giúp nhà nước quản lí xã hội dễ dàng hơn.
Khám phá
Câu 1: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Trong khu dân cư, gia đình bà A thực hiện phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định. Không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.
Trường hợp 2.
Bà B và một số người dân tụ tập buôn bán, lập chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông. Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt, thu giữ phương tiện. Đó là việc đội quản lí trật tự đô thị áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật.
- Chỉ tiết nào trong 2 trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể?
- Theo em, thực hiện pháp luật là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.
Giải nhanh:
- Trường hợp 1:
- Gia đình bà A thực hiện phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.
- Trường hợp 2: Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu người dân không tụ tập buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường, lập biên bán xử phạt, thu giữ phương tiện của những người vi phạm
Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông khi điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Khi điều khiển xe máy A đã tự giác thực hiện việc đội mũ bảo hiểm.
Trường hợp 2. Ông D năm nay ngoài 60 tuổi, ông đến phòng Công chứng để lập di chúc. Nội dung di chúc sẽ để lại toàn bộ tài sản cho vợ và các con.
Trường hợp 3. Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt đối với người kinh doanh có hành vi trốn thuế.
Trường hợp 4. Anh A không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.
- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?
- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?
Giải nhanh:
- Chủ thể trong các trường hợp trên đều thực hiện những hành vi hợp pháp.
* Giải thích: pháp luật là hệ thống những chuẩn mực về hành vi, là quy tắc ứng xử chung mà mỗi công dân cần phải tuân theo để đảm bảo trật tự, an sinh xã hội.
Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1.
H là học sinh lớp 10, có đam mê hội hoạ. Một hôm, bố H bảo:
- Theo bố, con đam mê hội hoạ tất nhiên là tốt. Nhưng con nên nên tập trung học những môn thi trung học phổ thông quốc gia.
Mẹ H tiếp lời:
- Mẹ cũng nghĩ như bố! Đam mê và học hành nên cùng phát triển con ạ!
Được sự động viên của bố mẹ, H đạt được kết quả học tập tốt, tham gia kì thi vẽ tranh Vì một Việt Nam xanh tươi, nhờ vào năng lực và quyết tâm, kì thi đó H đạt giải nhất.
Câu hỏi:
- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam? Trong câu chuyện trên, H đã sử dụng quyền đó như thế nào?
- Xung quanh em có trường hợp nào đã sử dụng tốt quyền công dân? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô.
Tình huống 2.
Trên đường đi học về, T và V nhặt được một túi xách trong đó có 150 triệu đồng. T nói với V:
- Đây là tài sản của người khác đánh rơi, phải đem đến cơ quan công an để tìm chủ sở hữu.
Nhưng V lại không đồng ý và nói với T:
- Đây là của rơi vô chủ nên chúng ta có thể mang về chia nhau sử dụng.
Câu hỏi:
- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay V? Tại sao?
- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không?
Giải nhanh:
Tình huống 1:
- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Việt Nam. H đã chăm chỉ học tập, ôn luyện để đạt được kết quả tốt, đồng thời vẫn phát triển được đam mê của mình.
Tình huống 2:
- Em đồng ý với cách ứng xử của T.
* Giải thích: khi không biết được chủ nhân đồ vật là ai, chúng ta nên giao nộp chúng cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không nê tự ý quyết định theo ý mình.
Luyện tập
Câu 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật.
b. Cấp dưỡng cho con sau li hôn là thi hành pháp luật.
c. Không kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật là tuân thủ pháp luật.
d. Đi bầu cử khi đủ tuổi theo quy định pháp luật là sử dụng pháp luật.
Giải nhanh:
- Em đồng ý với các ý kiến b, c, d - Em không đồng ý với ý kiến a
* Giải thích: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra các quyết định.
Câu 2: Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào. Vì sao?
a. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.
b. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.
c. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
d. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.
đ. Thực hiện các quy định về phòng bệnh và khám, chữa bệnh.
e. Xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
g. Thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
h. Không tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Giải nhanh:
a. tuân theo pháp luật b. thực hiện pháp luận
c. thi hành pháp luật d. Sử dụng pháp luật
đ. Thực hiện pháp luật e. Áp dụng pháp luật
g. Sử dụng pháp luật h. Tuân theo pháp luật
Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Anh N năm nay 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học và được Công ti A tuyển dụng với mức lương cao. Cùng lúc đó, anh N nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Ban Chỉ huy quân sự địa phương. Anh N không biết phải xử lí như thế nào. Tâm sự với bạn thì nhận được lời khuyên:
- Theo mình, Anh N nên nhập ngũ. Vì đây là nghĩa vụ của công dân.
Sau vài ngày suy nghĩ, N quyết định sẽ lên đường nhập ngũ. Anh cho rằng đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.
Giải nhanh:
- Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự (NVQS), thực hiện NVQS là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp … nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
- Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Câu 4: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:
H và M là bạn thân học chung lớp 10B. Gần đây, H thấy M có các biểu hiện khác lạ thường xuyên bỏ học. Giờ ra chơi, H phát hiện M lén vào nhà vệ sinh để sử dụng chất kích thích. H lên tiếng khuyên can:
- Sao bạn lại làm thế, mình còn nhỏ, sử dụng những thứ này không tốt cho sức khoẻ đâu!
M đáp:
- Mình chỉ thử cho vui thôi. Không sao đâu!
H lo lắng nói:
- Mình thấy sức khoẻ bạn dạo này không ổn. Bạn hay nghỉ học, ngủ gật trong lớp nữa.
Nghe vậy, M tỏ vẻ khó chịu:
- Thôi không phải việc của bạn, bạn đừng nói nữa.
Giải nhanh:
- Nếu em là H, em sẽ tìm cách khuyên bảo M, nói cho M biết đây là hành động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tương lai sau này của M.
- Nếu M vẫn không chịu thay đổi, em sẽ nói với lớp trưởng hoặc trực tiếp phản ánh với cô giáo chủ nhiệm để cô có biện pháp xử lí kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Vận dụng
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.
Giải nhanh:
Văn hóa giao thông là tập hợp các cách thức ứng xử, sự tuân thủ, chấp hành các luật lệ cũng như các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp tới an toàn của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng khi di chuyển trên mọi phương thức vận tải, đặc biệt là đường bộ. Vậy nhưng, hiện nay, văn hóa giao thông của một bộ phận người Việt đang xuống dốc một cách nghiêm trọng. Trên đường, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ hay lạng lách đánh võng… Nghiêm trọng hơn, trong kì nghỉ lễ mùng 2 tháng 9 vừa rồi, dư luận đã lên án gay gắt vụ việc một người cố tình lái máy xúc vượt qua đường ray, khiến nó hư hại nghiêm trọng và gây nên tình trạng trì trệ trên tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta cần góp phần xây dựng văn hoá giao thông bằng những việc làm cụ thể như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông, không dàn hàng, dùng điện thoại, ô che khi điều khiển phương tiện giao thông… “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội”.
Câu 2: Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua và đề ra ít nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi.
Giải nhanh:
Em tự thực hiện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận