Giải bài 19 Thực hiện pháp luật

Giải bài 19: Thực hiện pháp luật - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?

Hướng dẫn giải:

Theo em, việ thực hiện pháp luật giúp ổn định trật tự, an sinh xã hội, làm cuộc sống trở nên văn minh, an toàn, đồng thời pháp luật cũng giúp nhà nước quản lí xã hội dễ dàng hơn.

Khám phá

Câu 1. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

  Trong khu dân cư, gia đình bà A thực hiện phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định. Không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.

 Trường hợp 2.

  Bà B và một số người dân tụ tập buôn bán, lập chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông. Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt, thu giữ phương tiện. Đó là việc đội quản lí trật tự đô thị áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật.

- Chỉ tiết nào trong 2 trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể?

- Theo em, thực hiện pháp luật là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

Hướng dẫn giải:

Các chi tiết thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể: 

- Trường hợp 1:

  • Gia đình bà A thực hiện phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định.
  • Không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.

- Trường hợp 2: Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu người dân không tụ tập buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường, lập biên bán xử phạt, thu giữ phương tiện của những người vi phạm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông khi điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Khi điều khiển xe máy A đã tự giác thực hiện việc đội mũ bảo hiểm.

Trường hợp 2. Ông D năm nay ngoài 60 tuổi, ông đến phòng Công chứng để lập di chúc. Nội dung di chúc sẽ để lại toàn bộ tài sản cho vợ và các con.

Trường hợp 3. Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt đối với người kinh doanh có hành vi trốn thuế.

Trường hợp 4. Anh A không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.

- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?

- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?

Câu 3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1.

H là học sinh lớp 10, có đam mê hội hoạ. Một hôm, bố H bảo:

- Theo bố, con đam mê hội hoạ tất nhiên là tốt. Nhưng con nên nên tập trung học những môn thi trung học phổ thông quốc gia.

Mẹ H tiếp lời:

- Mẹ cũng nghĩ như bố! Đam mê và học hành nên cùng phát triển con ạ!

Được sự động viên của bố mẹ, H đạt được kết quả học tập tốt, tham gia kì thi vẽ tranh Vì một Việt Nam xanh tươi, nhờ vào năng lực và quyết tâm, kì thi đó H đạt giải nhất.

Câu hỏi:

- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam? Trong câu chuyện trên, H đã sử dụng quyền đó như thế nào?

- Xung quanh em có trường hợp nào đã sử dụng tốt quyền công dân? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô.

Tình huống 2.

Trên đường đi học về, T và V nhặt được một túi xách trong đó có 150 triệu đồng. T nói với V:

- Đây là tài sản của người khác đánh rơi, phải đem đến cơ quan công an để tìm chủ sở hữu.

Nhưng V lại không đồng ý và nói với T:

- Đây là của rơi vô chủ nên chúng ta có thể mang về chia nhau sử dụng.

Câu hỏi:

- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay V? Tại sao?

- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không?

Luyện tập

Câu 1. Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật.

b. Cấp dưỡng cho con sau li hôn là thi hành pháp luật.

c. Không kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật là tuân thủ pháp luật.

d. Đi bầu cử khi đủ tuổi theo quy định pháp luật là sử dụng pháp luật.

Câu 2. Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào. Vì sao?

a. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

b. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

c. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

d. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.

đ. Thực hiện các quy định về phòng bệnh và khám, chữa bệnh.

e. Xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

g. Thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

h. Không tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Câu 3. Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

  Anh N năm nay 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học và được Công ti A tuyển dụng với mức lương cao. Cùng lúc đó, anh N nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Ban Chỉ huy quân sự địa phương. Anh N không biết phải xử lí như thế nào. Tâm sự với bạn thì nhận được lời khuyên:

- Theo mình, Anh N nên nhập ngũ. Vì đây là nghĩa vụ của công dân.

  Sau vài ngày suy nghĩ, N quyết định sẽ lên đường nhập ngũ. Anh cho rằng đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.

- Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 4. Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:

  H và M là bạn thân học chung lớp 10B. Gần đây, H thấy M có các biểu hiện khác lạ thường xuyên bỏ học. Giờ ra chơi, H phát hiện M lén vào nhà vệ sinh để sử dụng chất kích thích. H lên tiếng khuyên can:

- Sao bạn lại làm thế, mình còn nhỏ, sử dụng những thứ này không tốt cho sức khoẻ đâu!

M đáp:

- Mình chỉ thử cho vui thôi. Không sao đâu!

H lo lắng nói:

- Mình thấy sức khoẻ bạn dạo này không ổn. Bạn hay nghỉ học, ngủ gật trong lớp nữa.

Nghe vậy, M tỏ vẻ khó chịu:

- Thôi không phải việc của bạn, bạn đừng nói nữa.

Vận dụng

Câu 1. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

Câu 2. Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua và đề ra ít nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi.

Hệ thống câu hỏi mở rộng

Câu hỏi 1: Phân tích quá trình thực hiện pháp luật và giải thích tại sao quá trình này quan trọng đối với việc đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật.

Câu hỏi 2: So sánh và phân biệt giữa tuân theo pháp luật và thi hành pháp luật, đồng thời đưa ra ví dụ cụ thể cho mỗi hình thức.

Câu hỏi 3: Giải thích ý nghĩa của việc sử dụng pháp luật trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra ví dụ minh họa.

Câu hỏi 4: Một người lái xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông xử phạt.

Câu hỏi:

a. Hành vi của người lái xe này thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào và vi phạm điều gì?

b. Cảnh sát giao thông áp dụng hình thức nào của thực hiện pháp luật để xử phạt người lái xe này?

Câu hỏi 5: Một cá nhân muốn mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ nhưng không biết quy trình pháp lý cần thiết.

Câu hỏi:

a. Cá nhân này nên sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào để mở cửa hàng kinh doanh hợp pháp?

b. Vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ cá nhân này thực hiện quy trình pháp lý là gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 19, bài 19 Thực hiện pháp luật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác