Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trới sáng tạo Bài 19: thực hiện pháp luật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 19: thực hiện pháp luật sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 19: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.
- Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi: nêu được khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật; tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn; phê phán các hành vi viphạm pháp luật.
+ Điều chỉnh hành vi: tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Các hình ảnh thể hiện các hình thức thực hiện pháp luật, hình ảnh về hành vi trái pháp luật như: hình ảnh mô phòng hành vi, mô phỏng tình huống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Mỗi HS chuẩn bị thông tin về những tình huống thực tế liên quan đến thực hiện pháp luật của bản thân HS và những người xung quanh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập và và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức đối với HS, cho biết dựa vào đầu đế xác định hành vi trái pháp luật.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS xác định nhiệm vụ cần thực hiện tiếp theo và sẵn sàng tham gia vào hoạt động học tập.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Pháp luật là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lí. Vai trò của pháp luật chi thật sự phát huy khi tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện. Bài học này sẽ giúp các em nắm được khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật. Ngoài ra, còn giúp đánh giá, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Thực hiện pháp luật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thực hiện pháp luật và phân biệt các hìnhthứcthực hiện pháp luật.
b. Nội dung: HS đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được khái niệm thực hiện pháp luật và phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp trong SGKđể trả lời các câu hỏi: + Chi tiết nào trong hai trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật củacác chủ thể? + Theo em, thực hiện pháp luật là gi? Em hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật. + Theo em, đầu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên? + HS có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV tổ chức cho HS trả lời từng câu hỏi. + Trong quá trình HS đọc thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. + GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để mới theo tỉnh thần xung phong hoặc chỉ định HS trả - GV có thể mở rộng kiến thức cho HS qua các câu hỏi và yêu cầu sau: +Theo em, trong 4 hình thức thực hiện pháp luật hình thức nào là phổ biến nhất? + Theo em, chủ thể của các hình thức thực hiện pháp luật có thể là ai? + Em hãy đưa ra vài tình huống vi phạm pháp luật thường thấy. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật – Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. – Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm. – Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm. – Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép. – Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác