Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trới sáng tạo Bài 24: Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp Việt Nam Năm 2013 Về Bộ Máy Nhà Nước
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 24: Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp Việt Nam Năm 2013 Về Bộ Máy Nhà Nước sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 24: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013 VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.
- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tinh huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tinh huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiếnpháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.
+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật.
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phê phán, đấu tranh với nhữnghành vi chống phá bộ máy nhà nước ở nước ta.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
b. Nội dung: Liệt kê một số cơ quan nhà nước địa phương nơi bản thân sinh sốngvà chia sẻ hiểu biết về cơ quan đó.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Liệt kê một số cơ quan nhà nước địa phương nơi bản thân sinh sốngvà chia sẻ hiểu biết về cơ quan đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giákết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Để quản lí xã hội, Nhà nước tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước gồm các cơ quan nhà nước thống nhất tử trung ương đến địa phương. Mỗi cơ quan nhà nước có vị trí, chức năng và thẩm quyền riêng nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước.chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước
a. Mục tiêu: Nêu được cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.
b. Nội dung: HS đọc tình huống trong mục 1SGK.
c. Sản phẩm học tập: nêu cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tình huống trong SGK để trảlời câu hỏi: Nếu là V, em sẽ trả lời T như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan trong bộ máy nhà nước
a. Mục tiêu: HS nêu được các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong mục 2 SGK
c. Sản phẩm học tập: các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin tại mục 2 trong SGK để trả lời các câu hỏi, thực hiện yêu cầu: + Chỉ ra vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước. + Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cho ví dụvề nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. + Cho biết vị trí của Chính phủ và Ủy ban nhân dân trong bộ máy nhà nước. + Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân. Cho ví dụvề nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân. + Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ về chức năng của Toà ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. + Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? + Theo em, tại sao Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội? + Em hãy nêu chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. + Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Cơ quan trong bộ máy nhà nước - Cơ quan quyền lực nhà nước. + Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. + Hội đồng nhân dân các cấp: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chủ nguyên vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. - Nguyên tắc hoạt động: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. - Cơ quan hành chính nhà nước: + Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. + Uỷ ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Cơ quan tư pháp: + Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. + Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. – Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. – Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. - Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án