Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trới sáng tạo Bài 11: lập kế hoạch tài chính cá nhân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 11: lập kế hoạch tài chính cá nhân sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 11: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
– Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
– Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân.
– Kiểm soát được tài chính cá nhân.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Lập kế hoạch phát triển bản thân: nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân; nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
+ Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: lập được kế hoạch tài chính của cá nhân; kiểm soát được tài chính cá nhân.
3. Phẩm chất
● Trách nhiệm: tự giác xác định năng lực tài chính cá nhân để lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp; có ý thức kiểm soát tài chính cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
b. Nội dung: Thực hiện trò chơi "Chiếc hộp thông minh"(SGK trang 63), chia 1.000.000 đồng vào 4 chiếc hộp: nhu cầu cá nhân, tiết kiệm, dự phòng và đầu tư sinh lời sao cho hợp lí nhất. Sau đó, trình bày trước lớp để thuyết phục các bạn về sự phân chia của HS.
c. Sản phẩm học tập: HS phân chia được số tiền 1 000 000 đồng đáp ứng 4 khoản chi tiêu về: nhu cầu cá nhân, tiết kiệm, dự phòng và đầu tư sinh lời. Đồng thời, HS thuyết phục được các bạn trong lớp về cách chia này.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị tranh hoặc trình chiếu hình ảnh 4 chiếc hộp. Sau đó yêu cầu HS nghĩ cách sử dụng số tiến 1 000 000 đáp ứng 4 mục tiêu đưa ra.
- Thực hiện trò chơi "Chiếc hộp thông minh"(SGK trang 63), chia 1.000.000 đồng vào 4 chiếc hộp: nhu cầu cá nhân, tiết kiệm, dự phòng và đầu tư sinh lời sao cho hợp lí nhất. Sau đó, trình bày trước lớp để thuyết phục các bạn về sự phân chia của HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời HS phát biểu câu trả lời. Sau khi HS trình bày xong, GV tiếp tục đặt câu hỏi “Em cần làm gì để quản lí chi tiêu cá nhân và tiết kiệm tiền hiệu quả?”
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là chìa khóa quan trọng để quản lí tài chính. Có một kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta quản lí hiệu quả chi tiêu, đảm bảo tiết kiệm, đầu tư, dự phòng. Lựa chọn kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp, xây dựng kế hoạch tài chính khả thi, thực hiện các thói quen kiểm soát tài chính cá nhân giúp mỗi người làm chủ về tài chính. Tìm hiểu khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kể hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân là những nội dung mà bài học này hướng đến – Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân.
b. Nội dung: Đọc trường hợp trong SGK trang 64 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi dựa trên nội dung trong trường hợp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK trang 64 và trả lời câu hỏi: + Vì sao phải tính toán nguồn tiền ra – vào mỗi tháng, thời gian tiết kiệm, khả năng vay nợ và đầu tư sinh lời khi lập kế hoạch tài chính cá nhân? + Theo em, kế hoạch tài chính cá nhân là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc nội dung trường hợp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong phát biểu cầu trả lời: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, tính toán nguồn tiền – ra vào mỗi tháng và thời gian tiết kiệm giúp cá nhân quản lí được quỹ tiến của minh. Ngoài ra, tính toán khả năng vay nợ giúp cá nhân học cách sử dụng tín dụng có hiệu quả, phục vụ cho chi tiêu các khoản tiền không có sẵn hiện tại. Còn tính toán khả năng đầu tư giúp cá nhân vừa tiết kiệm, vừa dùng số tiền nhàn rỗi này để tạo ra thêm khoản tiền mới dựa trên số tiền sẵn có. + Kế hoạch tài chính cá nhân là tập hợp các hoạt động thu – chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và nợ được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân cho từng giai đoạn thời gian. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân - Kế hoạch tài chính cá nhân là tập hợp các hoạt động thu – chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và nợ được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân cho từng giai đoạn thời gian. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác