Giải bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải bài 13: Thực hiện pháp luậtĐặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở bài

Em hãy nêu những cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trung ương tới địa phương.

Hướng dẫn giải:

Giải bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khám phá

Câu 1. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

  Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhiều cơ quan hợp thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Có những cơ quan nhà nước do Hiến pháp quy định, nhưng cũng có những cơ quan nhà nước được thành lập trên cơ sở luật và văn bản dưới luật. Những cơ quan nhà nước này nằm trong bộ máy nhà nước, tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng cũng là góp phần thực hiện chức năng chung của Nhà nước. Tổng thể này là sự đảm bảo tính thống nhất của Nhà nước.

- Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?

- Để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN thể hiện trong thông tin trên là: 

  • Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc. 

- Để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo thành một thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng cũng là góp phần thực hiện chức năng chung của Nhà nước.

Câu 2. Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trên đường đi học về, D và H thấy tấm áp phích tuyên truyền về nhà nước Việt Nam.

D nói:

- Trên lớp, cô mình nói nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phải không H?

H đáp lời:

- Đúng rồi, nước mình do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân dựa trên nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Điều này do Hiến pháp quy định.

Hai bạn tiếp tục câu chuyện rôm rả trên đường về nhà.

Câu hỏi:

- Trình bày biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải:

- Tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản, lí Nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

* Ví dụ: Tất cả mọi công dân được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 3. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

- Trích khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: 

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu hỏi:

- Tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

- Tại sao các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau?

Câu 4. Em hãy đọc thông tin dưới dây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:

- Về mặt tổ chức: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc thành lập, giải thể, chia tách, hợp nhất cơ quan nhà nước, cơ cấu, bổ nhiệm, tuyển dụng phải dựa trên quy định của Hiến pháp và pháp luật.

-Về hoạt động, đòi hỏi các cơ quan và công chức, viên chức phải thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;... phải dựa trên quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu hỏi:

Vì sao Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật?

Câu 5. Em lấy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các nội dung cơ bản:

- Đảng đề ra đường lối, chính sách, thông qua đó, Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật;

- Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu các Đảng viên ưu tú, các quần chúng tiêu biểu vào các cương vị chủ chốt của cơ quan nhà nước ở trung ương, các cấp chính quyền địa phương để nhân dân bầu cử hay bổ nhiệm, từ đó bố trí họ vào các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như thế nào?

- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung nào?

Câu 6. Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN 1.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

(Trích khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013)

THÔNG TIN 2.

Theo Thông cáo báo chí số 13 kì họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thông qua:

i) Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

ii) Báo cáo về công tác phòng, chống là  dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV;

iii) Tình hình thực hiện ngân sách nhà  nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

 - Cho biết cách hiểu của em về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát.

 - Từ Thông cáo báo chí số 13 kì họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, em hãy cho biết Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào.

Câu 7. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

1. Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn để quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.

(Trích Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015)

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào trong khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015?

Câu 8. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN 1.

  Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Một người tài giỏi đến mấy muốn lãnh đạo được sát, được đúng, phải có sự đóng góp ý kiến của nhiều người. Khi tập thể đã dân chủ bàn bạc kĩ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ, giao cho cá nhân thực thi sẽ không bị chồng chéo, dựa dẫm, công việc sẽ đạt kết quả cao. Lãnh đạo không tập thể sẽ dẫn đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, sẽ dẫn đến tệ bừa bãi, lộn xôn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau.

(Trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, tr.334, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2011)

THÔNG TIN 2.

  Nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải phân định những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể, những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số để kiểm tra tính đúng đắn trong quyết định của mình. Những vấn đề cá nhân có quyền quyết định thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Em hiểu thế nào là tập trung dân chủ qua trích đoạn ở thông tin 1?

- Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu 9. Em hãy đọc thông tỉn dưới đây và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN. 

  Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được thành lập và hoạt động tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, điểu này có nghĩa là việc hình thành Nhà nước phải dựa trên quy định của Hiến pháp và pháp luật. Từ việc quy định về cơ cấu tổ chức, quy định về số lượng thành viên, cách thức thành lập các cơ quan, các chức danh trong bộ máy nhà nước không phải mang tính chất tự phát, cảm tính mà phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiến pháp (văn bản có giá trị pháp lí cao nhất, quy định nền tảng đầu tiên cho việc hình thành nên bộ máy nhà nước) cũng như tuân thủ các văn bản pháp luật nói chung.

Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Luyện tập

Câu 1. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.

b. Công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

d. Cơ quan cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp cao hơn.

đ. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.

Câu 2. Em hãy chia sẻ quan điểm của bản thân đối với những hành vi dưới đây:

a. T làm đơn tố cáo hành vi sai phạm trên địa bàn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Công ti A từ chối nhận in tài liệu có nội dung phản cảm trái pháp luật.

c. Chính quyền địa phương V đến Trường trung học phổ thông M để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho thanh niên trên địa bàn.

d. Ông K là công chức nhà nước, phát hiện lãnh đạo cơ quan nơi ông công tác có nhiều sai phạm nhưng không tố cáo.

Câu 3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

K là học sinh lớp 10A1. Một lần tình cờ phát hiện D và một số bạn trong lớp đọc những tin tức có nội dung không đúng về cán bộ lãnh đạo nhà nước trên mạng xã hội, K bức xúc nói:

- Đây là những thông tin không chính xác! Các bạn không nên đọc nói!

Nghe vậy, D và các bạn phá lên cười chọc ghẹo lại K:

- Bọn mình đọc cho vui thôi mà, sao cậu căng thẳng thế?

Câu hỏi:

- Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của K? Vì sao?

- Theo em, học sinh có nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không? Vì sao?

Vận dụng

Câu 1. Em hãy viết một bài luận (khoảng 300 chữ) thể hiện rõ vai trò của học sinh trung học phổ thông trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 2. Em hãy tổ chức một buổi truyền thông thể hiện vai trò của học sinh góp phần bảo vệ chính quyền tại địa phương.

Hệ thống câu hỏi mở rộng

Câu hỏi 1: Phân tích tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tầm quan trọng của tính thống nhất này.

Câu hỏi 2: Giải thích nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và cách nguyên tắc này được thực hiện trong bộ máy Nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 3: Phân tích mối quan hệ giữa các nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Câu hỏi 4: Một nhóm người dân muốn tham gia vào quá trình ra quyết định về quy hoạch đô thị của địa phương mình. Nguyên tắc nào của bộ máy nhà nước Việt Nam đảm bảo quyền tham gia của người dân trong tình huống này?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 13, bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác