Giải bài 24 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Giải bài 24: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Em hãy liệt kê một số cơ quan nhà nước địa phương nơi sinh sống và chia sẻ hiểu biết về cơ quan đó.

Hướng dẫn giải:

Một số cơ quan nhà nước địa phương nơi sinh sống:

- Ủy ban nhân dân phường: Giải quyết các thủ tục hành chính trong thẩm quyền; giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. UBND phường thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với các vấn đề được quy định tại Điều 63 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND phường quyết định

- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp luật.

- Sở Tư pháp: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp;...

- Công an phường: là lực lượng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã/phường; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền;...

Khám phá

Câu 1. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

  Trong giờ thảo luận môn Giáo dục kinh tế và pháp luật về nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 bộ máy nhà nước, V chia sẻ với T: “Theo tớ, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan như Quốc hội, Chính phủ,... và được tổ chức thành nhiều cấp khác nhau." T thắc mắc: “Vậy ngoài các cơ quan V đã nêu còn có các cơ quan nào khác và được phân cấp như thế nào?”

Nếu là V, em sẽ trả lời T như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nếu là V, em sẽ trả lời: 

  • Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm:
  • Quốc hội và Hội Đồng nhân dân các cấp
  • Các cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Chính phủ, Ủy ban nhân dân
  • Cơ quan tư pháp gồm có: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2. Em lấy theo dõi thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN 1. 

  Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra. Quốc hội là cơ quan nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định như sau: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đối luật; Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chỉ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; Quyết định đại xá; Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;...

(Trích Điều 70 Hiến pháp năm 2013)

THÔNG TIN 2.

  Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Trích Điều 113 Hiến pháp năm 2013)

- Chỉ ra vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Câu 3. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực liện yêu cầu.

THÔNG TIN 1.

  Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

(Trích Điều 94 Hiến pháp năm 2013)

  Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ.

  Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;...

(Trích Điều 96 Hiến pháp năm 2013)

THÔNG TIN 2.

  Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. (Điều 114 Hiến pháp năm 2013)

- Cho biết vị trí của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Câu 4. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

  Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(Trích Điều 102 Hiến pháp năm 2013)

  Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

(Trích Điều 107 Hiến pháp năm 2013)

- Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ về chức năng của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 5. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN. 

  Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.

(Trích Điều 86, 87 Hiến pháp năm 2013)

- Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

- Theo em, tại sao Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội?

Câu 6. Em hãy các đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu. 

THÔNG TIN 1.

  Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. (Trich Điều 117 Hiến pháp năm 2013)

THÔNG TIN 2.

  Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuần theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kì của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 

(Trích Điều 118 Hiến pháp năm 2013) 

- Em hãy nêu chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

- Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Luyện tập

Câu 1. Em hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai và nêu cơ sở pháp lí.

a. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Ngoài Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cũng có chức năng xét xử.

c. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.

d. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Chính phủ thành lập.

đ. Kiểm toán nhà nước hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Câu 2. Em hãy thảo luận nhóm vấn đề sau và đề xuất hành động.

Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em cần thực hiện hành vi gì để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước?

Câu 3. Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

Chính quyền xã Y tổ chức cho nhân dân họp thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Nhà văn hoá xã. Biết tin, anh P rủ chị V cùng đi dự họp. Chị V từ chối và bảo:

- Tôi còn bận nhiều việc lắm, với lại, mình chỉ là người dân, có đóng góp ý kiến cũng không giá trị gì đâu. Chỉ có lãnh đạo xã mới là người quyết định mọi việc. Chúng  ta chỉ cần làm theo là được.

Anh P tuy không đồng tình với suy nghĩ của chị V nhưng không biết lí giải thế nào để chị hiểu.

Vận dụng

Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.

Hệ thống câu hỏi mở rộng

Câu hỏi 1: Phân tích vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi 2: So sánh vai trò và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương.

Câu hỏi 3: Giải thích chức năng của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống tư pháp Việt Nam. 

Câu hỏi 4: Vai trò của Chủ tịch nước trong hệ thống chính trị của Việt Nam là gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 24, bài 24 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Bình luận

Giải bài tập những môn khác