Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Câu 2. Em lấy theo dõi thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN 1. 

  Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra. Quốc hội là cơ quan nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định như sau: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đối luật; Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chỉ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; Quyết định đại xá; Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;...

(Trích Điều 70 Hiến pháp năm 2013)

THÔNG TIN 2.

  Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Trích Điều 113 Hiến pháp năm 2013)

- Chỉ ra vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.


- Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là những cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó:

  • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
  • Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra.

- Các nhiệm vụ và quyền hạn của của Quốc hội và Hội đồng nhân dân:

  • Quốc hội: thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước. 

=> Ví dụ: Quốc hội thảo luận sửa đổi Hiến pháp.

  • Hội đồng nhân dân các cấp: đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 

=> Ví dụ: Hội đồng nhân dân đại diện cho người dân địa phương đưa ra các câu hỏi chất vấn Quốc hội.


Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo bài 24 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 24, bài 24 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Xem thêm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác