Em có đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N không? Vì sao? Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?

Câu 2. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi: 

Trường hợp 1.

  Khi lựa chọn mĩ phẩm, cô N có thói quen chọn lựa những sản phẩm có giá thành rẻ, số lượng nhiều mà ít chú ý đến chất lượng. Vì theo cô, người tiêu dùng chỉ cần chọn những sản phẩm hợp túi tiền và đảm bảo số lượng, còn chất lượng thì không cần quan tâm.

- Em có đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N không? Vì sao?

- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?

Trường hợp 2.

  Hộ kinh doanh A đưa ra thị trường sản phẩm ống hút, đũa,... làm từ tre với mong muốn tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn liên kết với nông dân trồng tre, trúc, nứa để thu mua nguyên liệu và tạo việc làm cho người lao động.

- Hộ kinh doanh A đã thể hiện trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào?

- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A phù hợp hay chưa? Vì sao?

Trường hợp 3.

  Do có lỗi trong dây chuyền sản xuất, Công ti B quyết định thu hồi sản phẩm đã đưa ra thị trường. Đồng thời, công ti gửi thư xin lỗi đến các đối tác và người tiêu dùng bằng sự cầu thị và trách nhiệm.

- Là người tiêu dùng, em đánh giá như thế nào với cách xử lí của Công ti B? Vì sao?

Trường hợp 4. 

  Nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá bảo đảm cung cấp đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp kiểm soát bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt lợn, xăng dầu, vật tư y tế,... và biện pháp điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá.

- Em có nhận xét gì về vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên?


Trường hợp 1:

- Em không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N vì những sản phẩm giá thành rẻ thường có xuất xứ không rõ ràng, đươc sản xuất trôi nổi, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nên rất nguy hiểm.

- Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn khi sử dụng, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trường hợp 2: 

- Hộ kinh doanh A đã thực hiện trách nhiệm cung cấp những vật dụng thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn có đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

- Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A là khá phù hợp.

* Giải thích: trong bối cảnh cả thế giới đang cắt giảm lượng rác thải nhựa và những ảnh hưởng không tốt của các đồ dùng nhựa đối với sức khỏe con người thì việc tìm kiếm, thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như tre, nứa,... là rất cần thiết. Hộ kinh doanh A liên kết với nông dân trồng tre, nứa để thu mua nguyên liệu sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Trường hợp 3:

- Là người tiêu dùng, em thấy cách xử lí của công ti B thể hiện trách nhiệm đối với người tiêu dùng, giữ được uy tín của công ty. 

* Giải thích: Nếu công ty B không thu hồi các sản phẩm bị lỗi thì sản phẩm đến tay người sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trường hợp 4: Trong trường hợp trên, nhà nước có vai trò điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.


Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 2 Các thủ thể của nền kinh tế
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 2, bài 2 Các thủ thể của nền kinh tế

Xem thêm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác