Giải bài 17 Pháp luật và đời sống

Giải bài 17: Pháp luật và đời sống - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Em hãy đọc và nêu ý nghĩa 2 câu thơ dưới đây:

"...Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền."

(Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam yêu cầu ca, 1922)

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của 2 câu thơ trên nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của luật pháp đối với các hoạt động đời sống xã hội.

Khám phá

Câu 1. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

  Anh D ở dưới quê lên thành phố làm việc. Trong một lần đi làm về, thấy đoạn đường vắng, anh D chạy quá tốc độ nên bị đội cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì vi phạm. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh. Anh D mong muốn được bỏ qua lỗi của mình. Đại diện của đội cảnh sát giao thông giải thích:

  Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỗi người phải có ý thức tuân thủ quy định về tốc độ khi tham gia giao thông. Có như vậy, mới hạn chế được tai nạn giao thông. Đây là quy tắc xử sự chung, bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

- Vì sao cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D?

- Quy tắc xử sự chung là gì? Quy tắc xử sự chung có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật?

Hướng dẫn giải:

- Cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D vì anh đã vi phạm luật giao thông, điều khiển xe chạy quá tốc độ.

- Quy tắc xử sự chung là tập hợp bộ quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi rộng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày, các quy tắc xử sự này sau khoảng thời gian lâu dài được áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước công nhận theo trình tự thủ tục theo luật định nó sẽ trở thành các quy phạm pháp luật, ở mỗi quan hệ nó điều chỉnh thì nó sẽ trở thành quy phạm pháp luật trong quan hệ pháp luật đó. 

Ý nghĩa: Quy tắc xử sự chung giúp các chủ thể tham gia pháp luật có căn cứ để tự điều khiển hành vi của mình cho phù với chuẩn mực xã hội và pháp luật.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN 1. 

  Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức họp báo công bố chương trình Vận động hỗ trợ mũ bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ đồng bào dân tộc Thái có hoàn cảnh khó khăn. Với phụ nữ dân tộc Thái, các mũ bảo hiểm không phát huy tác dụng bảo vệ khi tham gia giao thông do phong tục để búi tóc trên đầu sau khi kết hôn. Do đó, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đã vận động xây dựng, thiết kế và hỗ trợ mũ bảo hiểm phù hợp với phụ nữ dân tộc Thái.

(Theo Báo Tuổi trẻ Online, ngày 27/02/2017)

THÔNG TIN 2.

  Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật,... Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của luật.

- Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái nhằm mục đích gì?

- Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?

- Để các quy phạm pháp luật được áp dụng phổ biến vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

Câu 3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

  Nhà máy xi măng A đặt tại tỉnh C đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, chính quyền tỉnh C nhận được nhiều đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thải khói bụi gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khoẻ của người dân. Sau khi nhận được đơn phản ánh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra và kết luận: hệ thống xử lí khí thải của nhà máy không đạt tiêu chuẩn theo quy định; nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt.

- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của luật nào?

- Việc xử phạt nhà máy xi măng A thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống như thế nào?

Câu 4. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

  Bà H kí kết hợp đồng lao động thời hạn 01 năm với Công ti Y; sau 01 năm, hợp đồng lao động chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Gần đây, Công ti Y ra 2 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà H.

  Bà H cho rằng việc Công ti Y ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bà là trái pháp luật. Do đó, bà khởi kiện, yêu cầu toà án huỷ quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, buộc công ti nhận bà vào làm việc lại và khôi phục tất cả quyền lợi cho mình. Toà án đã căn cứ vào khoản 1 Điều 37, Điều 39 và Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ti Y đối với bà H là trái pháp luật. Công ti Y phải tiếp nhận bà H cũng như hoàn trả các chế độ theo quy định của pháp luật.

- Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bà H như thế nào?

- Theo em, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Luyện tập

Câu 1. Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:

a. Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành.

b. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

c. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật có phạm vi tác động trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

d. Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lí rõ ràng, chính xác, thể hiện đặc điểm xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

Câu 2. Em hãy xác định các đặc điểm của pháp luật trong các quy định sau đây.

a. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (khoản 3 Điều 30 Hiến pháp năm 2013).

b. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định (khoản 2 Điều 57 Hiến pháp năm 2013).

c. Nghiêm cấm kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em (khoản 8 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).

d. Nghiêm cấm phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (khoản 3 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Câu 3. Em hãy đọc cầu chuyện sau và trả lời cầu hỏi.

TỦ SÁCH PHÁP LUẬT - NGƯỜI BẠN THÂN TÌNH

Một hôm, chị K - cháu gái bác M, đến nhờ bác giúp đỡ giải quyết việc xô xát với nhà anh H hàng xóm. Chị kể:

- Bao năm qua, nhà cháu với nhà anh H không điều tiếng gì. Mới đây, anh H phá nhà cũ, xây nhà mới ba tầng khiến vách tường nhà cháu nứt sâu một đường dài, có nguy cơ sập đổ. Anh H khẳng định không vi phạm pháp luật vì chỉ xây nhà trên đất nhà mình.

Nghe vậy, bác M nói với chị K cùng lên Uỷ ban nhân dân xã để được tư vấn, giải đáp.

Cán bộ xã cho biết người xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến nhà, các công trình liên kể thì phải bồi thường. Sau khi được cán bộ xã tư vấn, bác M và chị K đến nhà anh H, dùng tình làng nghĩa xóm sẻ chia, lấy những quy định của pháp luật để trao đổi chân tình.

Nhờ đó, hai nhà thoả thuận mức bồi thường căn cứ trên thiệt hại thực tế. Vách tường nhà chị K được gia cố chắc chắn hơn. Hàng xóm lại thuận hoà như xưa. Chị K rưng rưng: “May nhờ có Tủ sách pháp luật, tình làng nghĩa xóm lại như xưa”

- Hành vi của anh H có đáng phê phán không? Vì sao?

- Pháp luật có vai trò như thế nào đối với sự việc của chị K?

Câu 4. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời cầu hỏi.

  Tài xế A (30 tuổi, ở tỉnh B) điều khiển xe tải vận chuyển hơn 1 500 thùng nước giải khát từ tỉnh C đến tỉnh D. Khi đang lưu thông qua ngã tư, một số xe chạy trước mặt bất ngờ thắng gấp, theo phản xạ, anh A đánh tay lái sang hướng đường khác khiến xe bị lật. Vụ tai nạn tuy không gây thiệt hại về người, nhưng làm cả ngàn thùng nước giải khát đổ xuống đường. Lợi dụng lúc hỗn loạn, anh P và chị Q dùng xe ba gác, chở những thùng nước giải khát mang về nhà cất giấu.

- Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

- Hành vi của anh P và chị Q ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?

Vận dụng

Câu 1. Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế cuộc sống.

Câu 2. Em hãy vẽ tranh tuyên truyền với nội dung "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Hệ thống câu hỏi mở rộng

Câu hỏi 1: Phân tích đặc điểm tính quy phạm phổ biến của pháp luật và giải thích tại sao đặc điểm này lại quan trọng trong việc quản lý xã hội.

Câu hỏi 2: Giải thích tính bắt buộc chung của pháp luật và các biện pháp Nhà nước sử dụng để đảm bảo thực hiện tính bắt buộc này.

Câu hỏi 3: Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và cách thức công dân có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ mình.

Câu hỏi 4: Một công nhân nhà máy phát hiện ra rằng quản lý nhà máy đã bí mật bán các thiết bị và nguyên liệu của nhà máy ra ngoài để thu lợi cá nhân. Công nhân này nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của nhà máy và tố cáo hành vi của quản lý?

Câu hỏi 5: Bạn M thấy một người lạ mặt đang bán thuốc lá điện tử cho các học sinh ở gần trường học, mặc dù biết rõ đây là hành vi bị cấm. Bạn M nên làm gì để ngăn chặn hành vi bán thuốc lá điện tử trái phép này?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 17, bài 17 Pháp luật và đời sống

Bình luận

Giải bài tập những môn khác