Giải bài 21 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Giải bài 21: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Nội dung chính trong bài:

Mở đầu

Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải bài 21 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

- Theo em, những hình ảnh trên thể hiện nội dung nào của Hiến pháp về chế độ chính trị?

Hướng dẫn giải:

Theo em, những hình ảnh trên thể hiện chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Chủ quyền lãnh thổ, tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị, chính thể.

Khám phá

Câu 1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN 1.

Chính thể là mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực nhà nước, thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương; giữa trung ương với địa phương và giữa Nhà nước với xã hội và nhân dân.

Hình thức chính thể cho thấy những vấn đề như: nguồn gốc của quyền lực nhà nước; vị trí, vai trò của các chủ thể quyền lực nhà nước; mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thí quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa với quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội và nhân dân tham gia vào việc bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

THÔNG TIN 2.

Theo Điều 1 Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Theo em, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chính thể nào?

- Lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

Hướng dẫn giải:

- Ở Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa với quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội và nhân dân tham gia vào việc bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Lãnh thổ nước CHXHCNVN bao gồm:

  • Đất liền
  • Hải đảo
  • Vùng biển
  • Vùng trời.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2. Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

THÔNGTIN 1.

  Theo khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức.

THÔNG TIN 2.

  Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”

 + Dân chủ trực tiếp là việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý,...

 + Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân uỷ quyền để thực hiện ý chí của nhân dân; là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân.

Câu hỏi:

- Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cho biết, có bao nhiêu hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân.

Câu 3. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN 1.

  Điều 13 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca; Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945; Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.”

THÔNG TIN 2.

  Điều 12 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

- Tại sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại được quy định trong Hiến pháp?

- Đường lối ngoại giao nhất quán của nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện như thế nào?

Câu 4. Em hãy đọc thông tin sau và tả lời câu hỏi.

  Vào Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị” B đại diện lớp tham gia, khi đến câu hỏi số 10: “Vì sao, công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị? B lúng túng không biết phải trả lời như thế nào. 

- Nếu là B, em sẽ trả lời câu hỏi trên như thế nào?

- Theo em, những việc làm nào thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?

Luyện tập

Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với những nhận định sau đây? Vì sao?

a. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

b. Ở nước ta, nhân dân thực hiện quyền lực gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

c. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới.

d. Chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Câu 2. Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật dưới đây:

a. A tuyên truyền về chủ quyền không thể chối cãi đối với biển đảo của Việt Nam trên các trang mạng xã hội.

b. Chị M vận động mọi người trong khu phố tham gia chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”

c. Anh D khuyến khích mọi người tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở để bảo vệ tốt hơn những quyền lợi của mình.

Câu 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1.

  V thấy trên mạng có thông báo về cuộc thi “Tìm hiểu chủ quyền biển đảo Tổ quốc” thấy đây là cuộc thi rất có ý nghĩa, V đã vận động các bạn trong lớp tích cực tham gia.

Trường hợp 2.

  Thấy lá cờ tổ quốc của gia đình treo trước cổng qua một thời gian dài đã sờn rách. Do có năng khiếu về may vá thêu thùa, bạn C đã may một lá cờ đúng kích thước, màu sắc, hình dạng để mẹ thay thế. Mẹ của C rất vui về điều này.

Trường hợp 3.

  D là học sinh 10A1 có ý thức chấp hành pháp luật rất tốt. Khi đi từ nhà đến trường bằng xe đạp điện, D luôn đội mũ bảo hiểm, dừng đèn đỏ và đi đúng phần đường quy định. 

- Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong ba trường hợp nêu trên. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng

Em hãy sưu tầm những tư liệu, bài viết, hình ảnh về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Hệ thống câu hỏi mở rộng

Câu hỏi 1: Giải thích cơ cấu phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp năm 2013.

Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của đường lối đối ngoại "độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển" của Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

Câu hỏi 3: Đánh giá tầm quan trọng của các biểu tượng quốc gia như quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, quốc khánh và thủ đô được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Câu hỏi 4: Một học sinh nhận thấy rằng nội dung một số bài giảng trong sách giáo khoa không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Câu hỏi:

a. Học sinh này nên làm gì để phản ánh và yêu cầu chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa?

b. Vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo tính hợp pháp của nội dung giáo dục là gì?

Câu hỏi 5: Một công dân muốn khiếu nại về việc bị xâm phạm quyền tự do ngôn luận do một quy định của địa phương không phù hợp với Hiến pháp. Công dân này nên làm gì để khiếu nại và bảo vệ quyền lợi của mình?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 21, bài 21 Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Bình luận

Giải bài tập những môn khác