Giải bài 10 Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Giải bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Mở đầu
Em hãy liệt kê một số dịch vụ tín dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam và cho biết, khi sử dụng dịch vụ tín dụng, em cần lưu ý những điều gì?
Hướng dẫn giải:
- Một số dịch vụ tín dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam:
- Tín dụng thương mại
- Tín dụng ngân hàng
- Tín dụng nhà nước.
- Khi sử dụng dịch vụ tín dụng, cần lưu ý lãi suất và thời hạn hoàn trả.
Khám phá
Câu 1. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Doanh nghiệp A (chuyên về sản xuất bút bi, đồ dùng học tập) cho doanh nghiệp B (chuyên kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm) mua chịu các sản phẩm của mình trong một thời gian do hai bên cam kết. Doanh nghiệp B sẽ đẩy mạnh bán hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận kinh doanh. Khi đến hạn hoàn trả, doanh nghiệp B sẽ hoàn lại số tiền đã mua chịu hàng hoá ban đầu cho bên A cùng với một số tiền lãi theo thoả thuận. Nhờ có hình thức mua chịu hàng hoá này, 2 doanh nghiệp A và B đã giảm được sự lệ thuộc vốn vào Nhà nước hoặc các ngân hàng. Đồng thời, dịch vụ này giúp cả hai doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền hơn.
- Doanh nghiệp A và B giữ vai trò gì trong mối quan hệ tín dụng trên?
- Dịch vụ tín dụng trong trường hợp trên có những đặc điểm gì? Đặc điểm nào thể hiện tính ưu thế của tín dụng này trong nền kinh tế? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Doanh nghiệp A giữ vai trò là bên cho vay, bên B là bên vay.
- Dịch vụ tín dụng trong trường hợp trên có những đặc điểm:
- Có lãi suất.
- Thời hạn trả xác định.
- Bên vay và bên cho vay đều là các doanh nghiệp, tự thống nhất, thỏa thuận với nhau.
- Tính ưu thế của tín dụng này trong nền kinh tế là làm giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền vì việc vay vốn hoàn toàn dựa vào nguồn vốn, sự thỏa thuận, trao đổi giữa 2 doanh nghiệp.
Bình luận