Dễ hiểu giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế

Giải dễ hiểu bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Kinh tế pháp luật 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ

BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ

Mở đầu

Câu hỏi: Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó.

Giải nhanh:

- Tranh 1: Nuôi trồng thủy, hải sản.

- Tranh 2: Kinh doanh thủy sản

- Tranh 3: Kinh doanh các món ăn chế biến từ thủy sản

- Tranh 4: Dệt may

- Tranh 5: Kinh doanh quần áo

Khám phá

Câu 1: Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội?

Giải nhanh:

Gia đình anh D tận dụng được tối đa diện tích khu đất, phát triển kinh tế gia đình và cung cấp cho thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.

Câu 2: Em hãy đọc các yêu cầu sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp 1. 

- Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên.

- Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và người tiêu dùng.

Trường hợp 2.

- Nêu vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng.

- Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác mà em biết.

Giải nhanh:

Trường hợp 1:

 - Doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên đã có quyết định đúng đắn về việc phân bố nguồn lực và phân chia kết quả sản xuất. Nhờ việc nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, cắt giảm lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao để đầu tư vào một lĩnh vực có triển vọng hơn. 

Trường hợp 2:

 - Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phối, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Câu 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước.

- Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối-trao đổi?

Giải nhanh:

- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi: So với các năm trước, người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

- Vai trò:

  • Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất, phân phối-trao đổi hàng hóa.
  • Cầu tăng thì cung tăng.

Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

- Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K?

- Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào?

Trường hợp 2.

- Em có nhận xét gì về hoạt động của Doanh nghiệp Q?

- Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế-xã hội?

Giải nhanh:

Trường hợp 1:

- Dự định kinh doanh của anh K là không tốt và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

- Nếu là anh K, em sẽ lựa chọn những nguyên vật liệu chất lượng để làm trà sữa, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. 

Trường hợp 2:

- Hoạt động của doanh nghiệp K rất chuyên nghiệp và cần được nhân rộng. 

- Việc doanh nghiệp đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ mang đến cho thị trường những sản phẩm an toàn, giá trị dinh dưỡng cao. 

Luyện tập

Câu 1: Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào. Giải thích vì sao.

Giải nhanh:

- đồng tình b, d.

- Giải thích: 

- Hoạt động tiêu dùng là khâu cuối cùng, là động lực và mục đích của quá trình sản xuất, phân phối-trao đổi hàng hóa. 

- Phân phối - trao đổi đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, vì nếu không có các hoạt động phân phối - trao đổi, hàng hóa sản xuất ra sẽ khó tiếp cận người tiêu dùng. 

Câu 2: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu:

Trường hợp 1.

1. Xác định các hoạt động kinh tế mà các hãng xe công nghệ đang tham gia.

2. Nêu những đóng góp mà các hãng xe công nghệ mang lại cho nền kinh tế.

Trường hợp 2.

- Xác định hoạt động kinh tế mà K và T đã tham gia.

- Nhận xét về việc làm của K và T khi tham gia vào hoạt động kinh tế trên.

Trường hợp 3.

- Xác định hoạt động kinh tế trong trường hợp trên.

- Nhận xét về tác động của xu hướng "tiêu dùng xanh" đến đời sống xã hội. 

Giải nhanh:

Trường hợp 1:

- Các hãng xe công nghệ đang tham gia hoạt động sản xuất. Họ cung cấp cho thị trường các sản phẩm dịch vụ: di chuyển, giao hàng, chuyển đồ, ...

- Các hãng xe công nghệ giúp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam, kết nối vận tải giữa các tỉnh thành trong cả nước, kết nối nhà phân phối với người tiêu dùng thông qua hình thức giao hàng. 

Trường hợp 2:

- K và T đã tham gia hoạt động sản phân phối - trao đổi.

- Khi tham gia hoạt động kinh tế trên, K và T đã mang lại cho thị trường những sản phẩm phong phú, đa dạng, có giá trị thẩm mĩ, đáp ứng đời sống tinh thần 

Trường hợp 3:

- Hoạt động kinh tế trong tình huống là hoạt động tiêu dùng.

- Xu hướng "tiêu dùng xanh" giúp đảm bảo sức khỏe cho chính người tiêu dùng và cũng góp phần cắt giảm những chất thải gây ô nhiễm môi trường. 

Câu 3: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: 

- M đã tham gia hoạt động nào cùng gia đình? Em có ý kiến như thế nào về việc làm của M?

- Em sẽ làm gì để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi?

Giải nhanh:

- M đã tham gia hoạt động phân phối-trao đổi hàng hóa, còn gia đình M thực hiện hoạt động sản xuất. 

=> Việc làm của M rất cần thiết và hợp lí. M đã mở rộng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giúp những sản phẩm rau hữu cơ của nhà mình tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn, từ đó, tăng doanh thu bán hàng cho gia đình.

- Để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi, em sẽ cùng một vài người bạn tìm hiểu và nghiên cứu các mô hình kinh doanh đơn giản.Có thể tự sản xuất hoặc tham gia hoạt động phân phối. 

Câu 4: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Khu vực nhà B sinh sống có nhiều hộ sản xuất kinh doanh làm sợi bún, phở. Thấy hộ kinh doanh P thường xuyên để bún dưới đất, B về nhà nói chuyện với mẹ:

– Mẹ ơi, hộ kinh doanh P không che đậy bún để ruồi bọ bay vào, rất mất vệ sinh ạ!

Mẹ B thở dài:

– Vậy thôi, từ mai nhà mình không mua bún ở đó nữa. -

B nói thêm:

– Hay là mình báo chính quyền đi, mẹ?

Nghe vậy, mẹ của B bảo:

– Nhưng cũng là tình làng nghĩa xóm. Khó nghĩ quá!

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với hành động của B không? Vì sao?

- Nếu là B, em sẽ nói như thế nào với mẹ?

Giải nhanh:

- Em đồng tình với hành động của B 

- Giải thích: nếu không có những biện pháp răn đe, xử phạt thì hộ kinh doanh kia sẽ vẫn ngang nhiên buôn bán, chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. 

- Nếu là B, em sẽ nói rõ những tác hại, hậu quả của việc bán hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mẹ để mẹ 

Vận dụng

Câu 1: Em hãy cùng các bạn lên ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh 1 mặt hàng phù hợp với đối tượng người mua là học sinh trung học phổ thông.

Giải nhanh:

Các mặt hàng kinh doanh có thể là: quần áo cũ, các vật trang trí được tái chế ....

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và viết bài giới thiệu một sản phẩm thân thiện với môi trường và chia sẻ cùng các bạn trong lớp

Giải nhanh:

A. Mở bài: Giới thiệu sản phẩm thân thiện với môi trường (túi giấy, túi vải)

B. Thân bài: Mô tả chi tiết về chất liệu, hình dáng, công dụng của sản phẩm và triển vọng phát triển.

C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng túi vải, túi giấy.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác