Dễ hiểu giải Kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Giải dễ hiểu bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Kinh tế pháp luật 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
BÀI 11: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Mở đầu
Em hãy thực hiện chò chơi "Chiếc hộp thông minh" theo yêu cầu: Chia 1.000.000 đồng vào bốn chiếc hộp: nhu cầu cá nhân, tiết kiệm, dự phòng và đầu tư sinh lời sao cho hợp lí nhất. Sau đó, trình bày trước lớp để thuyết phục các bạn về sự phân chia của mình.
Giải nhanh:
Em tự thực hiện.
Khám phá
Câu 1: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
D muốn mua máy tính xách tay để phục vụ việc học trực tuyến và đăng kí khoá học kĩ năng thuyết trình. Chiếc máy có giá là 10 triệu đồng và khoá học là 4 triệu đồng.
Tính đi tính lại, số tiền tiết kiệm hiện tại của D chỉ có 2 triệu đồng. D đắn đo và xin bố ý kiến:
- Bố ơi, làm cách nào con có thể tiết kiệm được số tiền để thực hiện mục tiêu trên?
Bố D hỏi:
- Con đã tính toán nguồn tiền thu - chi mỗi tháng, thời gian tiết kiệm, khả năng vay
nợ và đầu tư của mình chưa?
D thắc mắc:
- Con nghĩ chỉ cần tính toán nguồn tiền chi tiêu mỗi tháng là đủ chứ ạ?
Bố mỉm cười và đáp:
- Đó là quản lí tiền. Còn nếu con muốn tiết kiệm tiền để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, cũng như đầu tư, đăng kí những khoá học phát triển bản thân thì con cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
D gật đầu và hỏi bố:
- Con chưa hiểu vì sao phải tính toán khả năng vay nợ và đầu tư khi lập kế hoạch tài chính cá nhân ạ?
Bố D trả lời:
- Việc đánh giá khả năng vay nợ sẽ giúp con học cách sử dụng tín dụng có hiệu quả, phục vụ cho chỉ tiêu các khoản tiền không có sẵn hiện tại. Còn tính toán khả năng đầu tư sinh lời giúp con vừa tiết kiệm, vừa dùng số tiền nhàn rỗi này để tạo ra thêm khoản tiền mới dựa trên số tiền sẵn có.
D vui mừng reo lên:
- Tuyệt quá bố ạ! Con đã hiểu thế nào là kế hoạch tài chính cá nhân rồi.
Câu hỏi:
- Vì sao phải tính toán nguồn tiền ra - vào mỗi tháng, thời gian tiết kiệm, khả năng vay nợ và đầu tư sinh lời khi lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- Theo em, kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Giải nhanh:
- Phải tính toán nguồn tiền ra - vào mỗi tháng, thời gian tiết kiệm, khả năng vay nợ và đầu tư sinh lời khi lập kế hoạch tài chính cá nhân vì đây là các yếu tố tạo nên một bản kế hoạch tài chính cá nhân đầy đủ, hiệu quả.
- Kế hoạch tài chính cá nhân là tập hợp các hoạt động để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân cho từng giai đoạn thời gian.
Câu 2: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến sinh nhật của mẹ. A tất bật cân đối chi tiêu hằng ngày để dành tiền mua một chiếc bánh kem tặng mẹ. A đặt ra kế hoạch mỗi ngày khi nhận được 20 nghìn đồng ăn sáng, A chỉ dùng 10 nghìn và tiết kiệm 10 nghìn. Một tháng sau, A tiết kiệm được 300 nghìn đồng để mua tặng mẹ chiếc bánh kem rất đẹp mắt. Đồng thời A còn thừa một khoản 80 nghìn đồng vì thứ 7, chủ nhật A không đi học và ăn sáng cùng gia đình.
- Em hãy cho biết tiêu chí về thời gian và số tiền tiết kiệm trong kế hoạch tài chính cá nhân của bạn A.
- Em hãy liệt kê một số trường hợp cần lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
Giải nhanh:
- Tiêu chí về thời gian mà bạn A đặt ra là trong vòng 1 tháng và số tiền bạn muốn tiết kiệm là 300 nghìn đồng.
* Nhận xét: Dựa vào số tiền bạn nhận được và tiết kiệm được mỗi ngày, em thấy đây là một kế hoạch ngắn hạn khá hợp lí, khả năng đạt được mục tiêu cao.
Câu 3: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
B dự định lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua chiếc điện thoại thông minh. Mỗi tuần B nhận được 200 nghìn đồng. Với số tiền này, B chia ra các khoản chỉ tiêu cần thiết nhất trong một tuần gồm: 50 nghìn mua thức ăn sáng cho 5 ngày đến trường, 50 nghìn dùng cho việc khẩn cấp, 100 nghìn còn lại sẽ bỏ ống tiết kiệm. Nếu kế hoạch diễn ra thuận lợi, số tiền 50 nghìn dùng cho việc khẩn cấp không dùng đến sẽ gộp chung với số tiền tiết kiệm của tuần đó. Sau khi cân nhắc kế hoạch, B dự kiến không đến 6 tháng cậu sẽ tiết kiệm đủ tiền để mua chiếc điện thoại mới.
- Kế hoạch tài chính cá nhân của B có đặc điểm gì?
- Theo em, mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là gì?
Giải nhanh:
- Đặc điểm kế hoạch tài chính cá nhân của B: Có lộ trình rõ ràng, kéo dài 6 tháng.
- Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là để tiết kiệm một khoản tiền tương đối lớn.
Câu 4: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
T ấp ủ dự định tự lập trong việc chỉ trả chỉ phí học đại học trong tương lai. T ước tính số tiền cần để trả tiền học phí cho 4 năm đại học là 50 triệu đồng. Với số tiền lớn này, T xác định mốc thời gian tiết kiệm tiền phải trên 6 tháng, thậm chí từ 1 đến 3 năm học trung học phổ thông. T lập một kế hoạch tài chính để đạt được mục tiêu tài chính trên. Theo dự kiến, mỗi tuần T sẽ phải tiết kiệm tối thiểu 100 nghìn đồng và duy trì mức tiết kiệm này tối thiểu 15 tháng. Để dự phòng chỉ phí phát sinh và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác như: quỹ học tập, quỹ dự phòng, quỹ mừng sinh nhật bạn bè, người thân,... mỗi tuần T tiết kiệm thêm 20 nghìn đồng bỏ ở một ống tiết kiệm riêng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, T dự tính, khi lên lớp 11 T sẽ xin một công việc phục vụ bán thời gian tại một quán ăn hoặc quán cà phê với mức thu nhập dự kiến 2 triệu mỗi tháng. T dùng số tiền này bổ sung vào quỹ tiết kiệm của mình. Trong 18 tháng đầu tiên, T cố gắng đạt được mục tiêu tiết kiệm 20 triệu đồng. Từ số tiền này, T sẽ mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để đầu tư sinh lời mỗi năm. Số tiền sinh lời này, T dùng bổ sung vào quỹ tiết kiệm của mình để sớm đạt được mục tiêu tài chính đã đặt.
- Em hãy mô tả nội dung kế hoạch tài chính cá nhân của bạn T.
- Cho biết khi nào nên lập kế hoạch tài chính cá nhân đài hạn.
Giải nhanh:
- Nội dung kế hoạch tài chính cá nhân của bạn T:
Chi phí đóng học trong 4 năm là 50 triệu đồng.
Kế hoạch tiết kiệm kéo dài trên 6 tháng, 15 tháng đầu, mỗi tuần tiết kiệm tối thiểu 120 nghìn đồng (chia 2 ống tiết kiệm).
- Cần lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn khi muốn tiết kiệm một khoản tiền lớn để sửa dụng hoặc đầu tư trong tương lai.
Câu 5: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
K rất đam mê trò chơi điện tử, nhất là các trò chơi trực tuyến. Vì vậy, K thường xuyên nạp tiền vào trò chơi để thi đấu với những người chơi khác. Cuối tháng này là ngày mừng thọ bà của K. Ban đầu K dự tính tiết kiệm một khoản tiền để mua chiếc áo len tặng bà. Nhưng trước ngày mừng thọ, nhà phát hành trò chơi công bố sự kiện nạp thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn. K không kiềm chế được đã sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm để nạp thẻ. Giờ đây, K hối hận vì không biết phải mua áo tặng bà như thế nào.
Trường hợp 2.
T luôn cần thận trong việc chỉ tiêu của mình. Hằng ngày, T đều ghi lại những khoản thu, chỉ tiền và luôn đặt ra mục tiêu tiết kiệm trong một tuần. Với số tiền tiết kiệm, T chia thành các khoản quỹ dự phòng, quỹ phát triển bản thân và quỹ đầu tư. Ngoài ra, T còn học cách sử dụng số tiền sẵn có để mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và hưởng lãi suất hằng năm. Nhờ việc luôn chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, T kiểm soát tốt nguồn tiền của mình và sử dụng tiền có hiệu quả.
- Cách quản lí và chi tiêu tiền của K và T có gì khác nhau?
- Em có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng: Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn tiết kiệm và sinh lời từ tiền?
Giải nhanh:
- K và T có cách quản lí và chi tiêu tiền khác nhau:
- K không có kế hoạch chi tiêu cụ thể và không biết cân đối chi tiêu
- T có kế hoạch tài chính cá nhân rất rõ ràng, chia tiền thành các quỹ tiết kiệm rất khoa học
=> T luôn kiểm soát tốt nguồn tiền của mình.
- Em đồng ý với ý kiến trên: Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lí, chúng ta sẽ luôn trong tình trạng thiếu tiền do không biết cân đối chi tiêu hoặc không biết đã tiêu tiền vào việc gì.
Câu 6: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông thường, N lập kế hoạch tài chính cá nhân cho mình theo 5 bước cơ bản:
Bước 1: N đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lí. Ở bước này, N đánh giá toàn bộ những gì liên quan đến tài chính cá nhân như: thu nhập, các khoản nợ, các khoản cho vay,... Thông tin chỉ tiết về nguồn tiền ra - vào mỗi tháng là cơ sở để N lập được kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả cho bản thân.
Bước 2: N đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được. N liệt kê toàn bộ mục tiêu tài chính mình muốn thật cụ thể bằng tên và giá trị tương ứng cùng thời gian cần đạt. Sau đó, N lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp.
Bước 3: N phân chia nguồn tiễn ra - vào mỗi tháng cho các quỹ: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp,... N cân nhắc loại bỏ những chỉ tiêu không cần thiết. N rà soát và điều chỉnh lại danh sách chỉ tiêu, các khoản quỹ của bản thân, để loại bỏ đi những chỉ tiêu không cần thiết.
Bước 4: N lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu. Một số cách lập bảng chỉ tiêu N thường sử dụng:
- Quy tắc 50/20/30: đây là quy tắc phân chia tỉ lệ sử dụng tài chính: 50% cho nhu cầu thiết yếu; 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ, 30% cho tiêu dùng cá nhân.
- Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính:
+ Lọ thứ nhất: 55% cho nhu cầu thiết yếu;
+ Lọ thứ hai: 10% cho đầu tư;
+ Lọ thứ ba: 10% cho gửi tiết kiệm;
+ Lọ thứ tư: 10% cho hưởng thụ;
+ Lọ thứ năm: 10% cho giáo dục;
+ Lọ thứ sáu: 5% cho từ thiện.
Sau khi đã lập được kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ, N sẽ xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu. Thời gian hoàn thành các mục tiêu được xây dựng dựa trên tình hình thực tế.
Bước 5: N thực hiện tuân thủ theo kế hoạch tài chính đã lập. Sẽ không có một mục tiêu hay kế hoạch tài chính cá nhân nào thành công nếu chính bản thân người lập từ bỏ giữa chừng, hoặc không nghiêm túc thực hiện.
Câu hỏi:
- Theo em, các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của N có hợp lí không? Vì sao?
- Để lập được một kế hoạch tài chính cá nhân, em cần lưu ý điều gì?
- Chia sẻ các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của em.
Giải nhanh:
- Em thấy các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của N là hợp lí
* Giải thích: N đã phân chia rõ ràng các khoản thu - chi, quản lí nguồn tiền một cách chặt chẽ, đặt ra thời gian thực hiện cụ thể.
- Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:
- Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.
- Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.
- Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ
- Bước 4: Lập kế hoạch
Luyện tập
Câu 1: Em đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch được đặt ra nhằm quản lí tiền bạc của mỗi người. Nhờ đó, cá nhân sẽ biết tiết kiệm và tiêu dùng thông minh, hiệu quả hơn.
b. Lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu tài chính. Bạn sẽ biết được mình cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu và lựa chọn loại kế hoạch phù hợp.
c. Không cần thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân. Vì nếu lúc nào cũng phải tính toán, soi xét từng hoạt động chỉ tiêu, ta sẽ trở nên bị động trong cuộc sống.
d. Kế hoạch tài chính cá nhân là công cụ hỗ trợ rèn luyện cách tiết kiệm, đầu tư sinh lời, cũng như quản lí tiền hiệu quả.
Giải nhanh:
- Em đồng tình với các nhận định a, b, d. Em không đồng tình với ý kiến c.
* Giải thích: kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta chủ động trong chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và có những khoản tiền tiết kiệm, đầu tư sinh lời.
Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và giúp các nhân vật lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp.
Trường hợp 1. Đầu năm học, K muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua các đồ dùng học tập.
Trường hợp 2. Anh M, sinh viên năm nhất, muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiến đi du lịch và đăng kí học một khoá ngoại ngữ trong 6 tháng tiếp theo.
Giải nhanh:
- Trường hợp 1: K nên lập kế hoạch tài chính ngắn hạn
- Trường hợp 2: Anh M nên lập kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
Câu 3: Em hãy lập một kế hoạch tài chính cá nhân theo các định hướng sau:
a. Hãy xác định mục tiêu tài chính cá nhân mà em muốn đạt được trong 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm tiếp theo.
b. Lựa chọn loại kế hoạch phù hợp với các mục tiêu đã xác định.
c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân tương ứng để theo dõi và thực hiện.
d. Đến cuối tuần, cuối tháng, hãy tổng kết lại xem mình thực hiện được bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu đã đề ra.
Giải nhanh:
- Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.
- Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.
- Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp,... trong vòng 1 tháng
- Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.
- Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập.
Vận dụng
Câu 1: Em hãy sưu tầm một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả và áp dụng vào việc lập kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.
Giải nhanh:
- Phương pháp quán lí tài chính 50/30/20 (50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạ, 20% còn lại cho tích lũy)
- Phương pháp quản lí tài chính cá nhân 6 cái lọ
- Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng
- Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Câu 2: Em hãy thiết kế câu khẩu hiệu tuyên truyền về việc kiểm soát tài chính cá nhân và sử dụng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.
Giải nhanh:
”Hãy kiểm soát tài chính cá nhân để trở thành một nhà đầu tư thông minh”.
”Kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí giúp bạn trở nên giàu có! ”
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận