Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời bài 18 Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 bài 18 Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật là

  • A. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • B. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
  • C. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và dược Nhà nước bảo đảm thực hiện.
  • D. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhäừm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu 2: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết liên tịch là

  • A. Quốc hội.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Chính phủ.
  • D. Thủ tướng.

Câu 3: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 2013 là

  • A. Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Luật chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Luật chủ yếu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 4: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư là

  • A. Chính Phủ.
  • B. Thủ tướng.
  • C. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • D. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu 5: Nhận định sai

  • A. Chế định pháp luật không phải là một yếu tố trong hệ thống pháp luật về mặt cấu trúc.
  • B. Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
  • C. Hệ thống pháp luật chính là tập hợp có tính hệ thống của tất cá các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
  • D. Căn cứ phân định các ngành luật chỉ có tính tương dối.

Câu 6: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản

  • A. chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực Nhà nước.
  • B. do các cơ quan Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • C. do các cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • D. quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu 7: Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật?

  • A. 10.
  • B. 11.
  • C. 12.
  • D. 13.

Câu 8: Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

  • A. Chủ tịch nước.
  • B. Quốc hội.
  • C. Tòa án nhân dân.
  • D. Chính phủ.

Câu 9: Chế định pháp luật là

  • A. Đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.
  • B. Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất.
  • C. Một nhóm quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
  • D. Một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Câu 10: Anh A xây dựng nhà và đưa vào sử dụng năm 2010 (giấy phép của Ủy ban nhân dân huyện X cấp) trên phần đất vi phạm lộ giới. Đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân phường T đã kiểm tra và ra quyết định cưỡng chế công trình của anh A.

Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?

  • A. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T không là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T không thẩm quyền để ra văn bản buộc quyết định cưỡng chế công trình của anh A.
  • B. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T là chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • C. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T là bộ phận chính, giữ vai trò chủ đạo, với tư cách là một sinh vật có ý thức và ý chí.
  • D. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T có là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T có thẩm quyền để ra văn bản buộc quyết định cưỡng chế công trình của anh A.

Câu 11: Nhận định sai

  • A. Ủy ban nhân dân xã, phường không được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • B. Ủy ban nhân dân xã, phường được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • C. Ủy ban nhân dân xã, phường được phép ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
  • D. Tại Việt Nam, Luật Hiến pháp là ngành luật cơ bản.

Câu 12: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nước ta là gì?

  • A. Bộ Luật.
  • B. Luật.
  • C. Nghị quyết.
  • D. Hiến pháp.

Câu 13: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào?

  • A. quy phạm pháp luật.
  • B. chế định pháp luật.
  • C. ngành luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Yếu tố nào dưới đây thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?

  • A. Quy phạm pháp luật.
  • B. Chế định pháp luật.
  • C. Luật và Nghị định.
  • D. Ngành luật.

Câu 15: Học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì đối với pháp luật?

  • A. Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật.
  • B. Báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật.
  • C. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Hệ thống pháp luật là

  • A. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành các ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
  • B. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật.
  • C. biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
  • D. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Câu 17: Cơ quan có thẩm quyển ban hành văn bản Luật là

  • A. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  • B. Quốc hội.
  • C. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 18: Nhận định đúng là 

  • A. Các ngành luật khác nhau có phương pháp điều chỉnh như nhau.
  • B. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật không có mối quan hệ với nhau.
  • C. Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quy phạm của Luật Hiến pháp.
  • D. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có mối quan hệ với nhau.

Câu 19: Vì sao văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật?

  • A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
  • B. Ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật.
  • C. Có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định trong thực tiễn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, văn bản nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất?

  • A. Luật Hiến pháp.
  • B. Luật Tài chính.
  • C. Luật Hình sự.
  • D. Luật Hành chính.

Câu 21: Văn bản pháp luật bao gồm mấy loại văn bản chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác