Đáp án KTPL 10 Chân trời bài 5 Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
Đáp án bài 5 Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KTPL 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5: GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
MỞ ĐẦU
CH: Em hãy quan sát bảng giá vé xem phim và trả lời câu hỏi:
- Vì sao giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường?
- Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé?
Gợi ý đáp án:
- Vì vào cuối tuần lượng khách đến rạp xem phim sẽ đông hơn.
- Yếu tố thời điểm.
KHÁM PHÁ
Câu 1: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Giá gà công nghiệp giao dịch ở các trại tại Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Nội, Bắc Giang,... phổ biến ở mức từ 32 000 đồng đến trên 33 000 đồng/kg.Tại các tỉnh phía Nam, giá gà công nghiệp Đồng Nai bán ra tại các hợp tác xã dao động từ 26 000 đồng đến 29 000 đồng/kg. So với những ngày cuối năm 2021, giá gà ta thả vườn có xu hướng tăng nhẹ. Nguyên nhân do giá thức ăn gia cầm tăng và sản lượng gà cung ứng trên thị trường giảm so với cùng kì.
- Em có nhận xét gì về giá gà tại những địa điểm khác nhau trong thông tin trên?
- Từ thông tin trên, em hiểu giá cả thị trường là gì?
Gợi ý đáp án:
- Trong thông tin trên, giá gà tại những địa điểm khác nhau có sự chênh lệch nhau.
- thị trường là giá bán thực tế hàng hóa, dịch vụ hình thành do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1.
Trong những năm qua, giá thép trong nước và thế giới tăng liên tục kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Điều này gây ảnh hưởng đến các nhà thầu xây dựng, tiến độ của nhiều công trình bị trì hoãn. Các nhà sản xuất thép cũng gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng nhưng vẫn phải nhập nguyên vật liệu để duy trì sản xuất, cung ứng theo hợp đồng đã kí. Một trong những nguyên nhân tăng giá lần này, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thông tin, là do giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu,... tăng mạnh.
- Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào? Khi giá thép tăng đã tác động như thế nào đến các chủ thể kinh tế?
Trường hợp 2.
Giá tôm có xu hướng tăng cao trong tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022. Các hộ nuôi tôm ở tỉnh T đã nhanh chóng mở rộng diện tích, chú trọng chọn lọc con giống. Nhiều hộ đã chuyển từ nuôi cá tra, cá ba sa sang nuôi tôm để hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh sản xuất.
- Chức năng phân bổ nguồn lực của giả cả thị trường được thể hiện như thế nào?
Trường hợp 3.
Do ảnh hưởng bởi việc các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách nên hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản bị đình trệ. Do vậy, Bộ Công Thương và EVN đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ đồng ý cho thực hiện hỗ trợ giảm 10% tiền điện trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng.
- Tại sao nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên?
- Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân?
Gợi ý đáp án:
Trường hợp 1: Giá cả thị trường đã thực hiện chức năng thông tin là: giá théo tăng kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng theo.
=> Điều này đã làm trì hoãn tiến độ của nhiều công trình, các nhà sản xuất thép cũng gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng.
Trường hợp 2: Giá cả thị trường, cụ thể là giá tôm có xu hướng tăng cao khiến các hộ nuôi tôm nhanh chóng mở rộng diện tích, chú trọng chọn lọc giống tốt, nhiều hộ chuyển từ nuôi cá tra, cá ba sa sang nuôi tôm
Trường hợp 3: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên vì ảnh hưởng của việc giãn cách khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào. Vì sao?
a. Khi giá cả hàng hoá tăng cao, người tiêu dùng có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng hàng hoá.
b. Khi giá cả hàng hoá tăng cho thấy nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào.
c. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó giảm có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hoá đó.
d. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó tăng sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn.
Gợi ý đáp án:
- Đồng ý ý kiến a, d
+ Khi giá cả hàng hóa tăng sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc hơn trước khi mua.
+ Khi giá cả hàng hóa tăng cho thấy sự khan hiếm của nguồn cung, khiến người phân phối phải điều chỉnh giá bán ra thị trường.
Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Khi giá dưa chuột tăng cao, gia đình chị B quyết định chuyển một phần vườn đang trồng cà chua sang trồng dưa vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa nhanh thu hoạch.
- Em có đồng tình với việc làm của gia đình chị B không? Vì sao?
Trường hợp 2.
Do bị vỡ đường ống nước, khu phố thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Chủ cửa hàng T đã niêm yết giá các bình nước lọc cao hơn so với giá thị trường. Ông T cho rằng chỉ còn mỗi cửa hàng của ông bán bình nước lọc nên việc đẩy giá lên là chuyện bình thường.
- Em có nhận xét gì về việc đẩy giá của ông T.
Gợi ý đáp án:
Trường hợp 1: Em đồng tình với việc làm của gia đình chị B vì gia đình chị đã nắm bắt thông tin của thị trường để chuyển đổi sản phẩm kinh doanh, điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho gia đình chị.
Trường hợp 2: Việc làm của ông T là dễ hiểu vì theo quy luật về giá cả, khi nguồn cung ít thì giá cả hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao, tuy nhiên việc làm của ông T lại không hơp lí trong hoàn cảnh này
Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Nhìn vườn su hào và củ cải đã đến kì thu hoạch nhưng thương lái lại trả giá thấp, ông A than phiền với vợ:
- Giá cả thế này chắc mình lỗ vốn mất bà ạ! Chi phí đầu tư máy móc tưới tiêu, phân bón và công chăm sóc bỏ ra nhiều mà thu vào không được bao nhiêu.
Bà T thở dài, chia sẻ cùng chồng:
- Bao nhiêu vốn liếng đổ hết vào đây mà giờ coi như mất trắng. Biết làm sao bây giờ hả ông?
Ông A nói:
- Hay sau vụ thu hoạch này, vợ chồng mình chuyển sang trồng hoa lay ơn. Sắp đến Tết, nhu cầu về hoa sẽ tăng cao, bán chắc được giá hơn. Vả lại, chi phí trồng và chăm sóc hoa cũng ít hơn.
Bà T cảm thấy phấn chấn hơn sau khi chồng chia sẻ dự định như vậy.
CH:
- Nêu các chức năng của giá cả được đề cập trong tình huống trên.
- Nhận xét về dự định điều tiết sản xuất của ông A.
Gợi ý đáp án:
- Các chức năng của giá cả được đề cập trong tình huống trên là: cung cấp thông tin.
- Dự định điều tiết sản xuất của ông A là hợp lí.
VẬN DỤNG
CH: Em hãy khảo sát giá cả của một số mặt hàng tại địa phương và nhận xét sự biến động giá cả của những mặt hàng đó ở các thời điểm khác nhau.
Gợi ý đáp án:
Trong hai ngày 26 và 27-4 ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, giá gạo tăng đột biến. Giá gạo thường từ 7.000 - 8.000 đồng lên 12.000 đồng/kg. Giá gạo ngon từ 11.000 đồng lên 14.000 đồng/kg. Gạo xuất khẩu 5% từ 16.000 đồng lên 22.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà máy xay xát gạo, tiểu thương miền tây và TP Hồ Chí Minh ghìm hàng không bán (chờ gạo tăng giá), dẫn đến khan hiếm hàng hóa, giá gạo tăng cao.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận