Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin: Nhân ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19-4), trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em với sự tham gia của toàn thể học sinh. Các em thích thú tham gia với rất nhiều tiết mục như: múa cồng chiêng của các dân tộc anh em khu vực Tây Nguyên; múa Răm Vông (múa vòng tròn) của người Khmer Nam bộ, hát quan họ.
Câu hỏi: Các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A đã thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các hoạt động về lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Xã hội.
C. Văn hóa.
- D. Khoa học.
Câu 2: Anh H có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh máy rửa tay tự động. Khi anh đến Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh P để đăng kí thành lập doanh nghiệp thì được chị E (chuyên viên phòng Đăng kí doanh nghiệp) thông tin rằng: Hạn mức đăng kí kinh doanh máy rửa tay năm 2021 đã hết nên không thể duyệt hồ sơ của anh H. Chị E đã không thực hiện tốt trách nhiệm trong lĩnh vực nào của Hiến pháp?
- A. Kinh tế.
- B. Giáo dục.
- C. Văn hóa.
D. Khoa học, công nghệ.
Câu 3: Nội dung nào sau đây thuộc nội dung cơ bản về khoa học, công nghệ và môi trường của Hiến pháp?
- A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ.
- B. Ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học và công nghệ.
- C. Nhà nước đưa ra chính sách bảo vệ môi trường nhằm quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế là nội dung cơ bản về lĩnh vực nào của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?
A. Kinh tế.
- B. Khoa học.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
Câu 5: Mục đích của chính sách văn hóa trong Hiến pháp năm 2013 của nước ta là gì?
A. Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến.
- B. Đậm đà bản sắc dân tộc.
- C. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm nền kinh tế nước ta?
- A. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. Có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấ
- C. Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Nền kinh tế nước ta có mấy hình thức sở hữu?
A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 8: Các nội dung về văn hoá, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?
- A. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
- B. Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo.
- C. Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin: Trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật dành cho thanh thiếu niên tỉnh C. Hai bạn M và N đã đạt giải nhất nhờ ý tưởng sáng tạo sản xuất khẩu trang than hoạt tính từ bã míA. Ban giám khảo đánh giá đây là ý tưởng thiết thực, có tính ứng dụng cao, góp phần bảo vệ môi trường. Một doanh nghiệp đã nhận bảo trợ tài chính cho hai bạn tiếp tục phát triển ý tưởng nghiên cứu.
Câu hỏi: Thông tin trên thể hiện nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 về mặt gì?
- A. Kinh tế.
- B. Văn hoá.
- C. Giáo dục.
D. Khoa học, công nghệ và môi trường.
Câu 10: Nội dung nào sau đây thể hiện ý nghĩa của các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại Hiến pháp?
- A. Góp phần phát triển bền vững đất nước.
- B. Có ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- C. Là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?
- A. Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
- B. Lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- C. Phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế được gọi là gì?
- A. Chủ thể sản xuất.
- B. Chủ thể tiêu dùng.
C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể nhà nước.
Câu 13: Chủ thể nhà nước có vai trò gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?
- A. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- B. Điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- C. Khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Chủ thể có vai trò tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được gọi là gì?
- A. Chủ thể sản xuất.
- B. Chủ thể tiêu dùng.
- C. Chủ thể trung gian.
D. Chủ thể nhà nước.
Câu 15: Đâu là nội dung về những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm?
- A. Chất lượng sản phẩm.
- B. Nguồn gốc xuất xứ.
- C. Sản phẩm thân thiện với môi trường.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế?
- A. 3.
B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?
- A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.
- C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?
- A. Phải tuân thủ pháp luật.
- B. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
- C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì sau đây?
A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
- B. Kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng.
- C. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- D. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Câu 20: Những người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, tạo động lực cho sản xuất phát triển được gọi là gì?
- A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể tiêu dùng.
- C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể nhà nước.
Câu 21: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào sau đây?
- A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- C. Nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta?
- A. Quốc hội.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 23: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế gì?
A. Thể chế một đảng duy nhất cầm quyền.
- B. Thể chế chính trị đa đảng.
- C. Cả A, và B đều đúng.
- D. Cả A, và B đều sai.
Câu 24: Tính nhân dân của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua nội dung nào sau đây?
- A. Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- B. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
- C. Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?
A. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- B. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- C. Rèn luyện bản thân thật tốt để sau này tham gia vào hệ thống chính trị.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 26: Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?
A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.
- B. Đảng và Nhà nước.
- C. Quốc hội.
- D. Chính phủ.
Câu 27: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây thể hiện đầy đủ khái niệm hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Chỉnh thể thống nhất.
- B. Bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp.
- C. Có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?
- A. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
- C. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 31: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
- A. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
- B. Được ban hành theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật.
- C. Được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 32: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?
- A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
- B. Mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan.
- C. Xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 33: Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?
- A. Chủ tịch nước.
B. Quốc hội.
- C. Tòa án nhân dân.
- D. Chính phủ.
Câu 34: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nước ta là gì?
- A. Bộ Luật.
- B. Luật.
- C. Nghị quyết.
D. Hiến pháp.
Câu 35: Vì sao văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật?
- A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
- B. Ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật.
- C. Có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định trong thực tiễn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 36: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào?
- A. quy phạm pháp luật.
- B. chế định pháp luật.
- C. ngành luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 37: Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật?
A. 10.
- B. 11.
C. 12.
D. 13.
Câu 38: Văn bản quy phạm pháp luật do ai ban hành?
- A. Thủ tướng chính phủ.
- B. Chủ tịch nước.
- C. Quốc hội.
D. Các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 39: Học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì đối với pháp luật?
A. Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật.
- B. Báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật.
- C. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Văn bản pháp luật bao gồm mấy loại văn bản chính?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận