Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?

  • A. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
  • B. Được ban hành theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật.
  • C. Được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?

  • A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
  • B. Mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan.
  • C. Xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

  • A. Chủ tịch nước.
  • B. Quốc hội.
  • C. Tòa án nhân dân.
  • D. Chính phủ.

Câu 4: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nước ta là gì?

  • A. Bộ Luật.
  • B. Luật.
  • C. Nghị quyết.
  • D. Hiến pháp.

Câu 5: Vì sao văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật?

  • A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
  • B. Ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật.
  • C. Có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định trong thực tiễn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 6: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào?

 

  • A. quy phạm pháp luật.
  • B. chế định pháp luật.
  • C. ngành luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật?

  • A. 10.

  • B. 11.
  • C. 12.
  • D. 13.

Câu 8: Văn bản quy phạm pháp luật do ai ban hành?

  • A. Thủ tướng chính phủ.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Quốc hội.
  • D. Các cơ quan có thẩm quyền.

Câu 9: Học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì đối với pháp luật?

  • A. Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật.

  • B. Báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật.
  • C. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 10: Văn bản pháp luật bao gồm mấy loại văn bản chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 11: Chị T sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị T đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật. 

Câu 12: K sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. K đã không

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 13: Phát hiện M đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu M dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.

  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật. 

Câu 14: Anh N không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  • A. Thi hành pháp luật.
  • B. Áp dụng pháp luật.
  • C. Tuyên truyền  pháp luật.
  • D. Thực hiện quy chế.

Câu15: Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp đụng pháp luật 

Câu 16: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Ban hành pháp luật.
  • B. Thực hiện pháp luật.
  • C. Xây dựng pháp luật.
  • D. Phổ biến pháp luật.

Câu 17: Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

  • A. Sử dụng pháp luật.

  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Phổ biến pháp luật. 

Câu 18: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 19: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

  • A. Sử dụng pháp luật.

  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật. 

Câu 20: Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 21: Nội dung nào sau đây nói về vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Là luật cơ bản.

  • B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
  • C. Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước tA.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 22: Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?

  • A. Là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • B. Là văn bản do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.
  • C. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật kháC.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?

  • A. Sửa đổi, bổ sung.
  • B. Thay thế.
  • C. Xóa bỏ.
  • D. Giữ nguyên. 

Câu 24: Nội dung nào sau đây nói về đặc điểm của Hiến pháp?

  • A. Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia.
  • B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
  • C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25:Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 26: Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nào sau đây?

  • A. Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội.
  • B. Xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp.
  • C. Hành pháp và tư pháp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã có mấy bản Hiến pháp?

  • A. 3.

  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6. 

Câu 28: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào năm bao nhiêu?

  • A. 1945.
  • B. 1946.
  • C. 1947.
  • D. 1948.

Câu 29: Nội dung nào sau đây thể hiện tính hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp?

  • A. Phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân.

  • B. Là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
  • C. Là căn cứ để ban hành các văn bản thuộc hệ thống pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 30: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Luật cơ bản của nước tA.
  • B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất.
  • C. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31: Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?

  • A. 2 tháng 9 năm 1941.

  • B. 2 tháng 9 năm 1943.
  • C. 2 tháng 9 năm 1945.
  • D. 2 tháng 9 năm 1940. 

Câu 32 :Những việc làm nào dưới đây thể hiện nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?

  • A. Tuân thủ nghiêm chỉnh mọi luật lệ.
  • B. Tham gia các cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
  • C. Vận động người dân cùng tham gia tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 33: Vì sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp?

  • A. Vì đó là những nội dung quan trọng, đại diện cho một quốc gia, dân tộc.
  • B. Vì đó là những nội dung cơ bản của Hiến pháp.
  • C. Vì đó là những nội dung cần có để hoàn chỉnh Hiến pháp.
  • D. Cả A, B, C đều sai. 

Câu 34: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp nào?

  • A. Công nhân.
  • B. Nông dân.
  • C. Tri thức.
  • D. Lãnh đạo.

Câu 35: Nội dung nào sau để thể hiện đầy đủ khái niệm của chính thể?

  • A. Mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực nhà nước.
  • B.  Thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.
  • C. Xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 36: Nội dung nào dưới đây nằm trong chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Chính thể.
  • B. Chủ quyền lãnh thổ.
  • C. Tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37: Hình thức chính thể biểu hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước.

  • B. Vị trí, vai trò của các chủ thể quyền lực nhà nước.
  • C. Mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 38: Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về 

  • A. Đất liền.
  • B. Hải đảo.
  • C. Vùng biển và vùng trời.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bản chất gì sau đây?

  • A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

  • B. Nhà nước do Nhân dân làm chủ.
  • C. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 40: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nền mà gì?

  • A. Màu vàng.
  • B. Màu đỏ.
  • C. Màu xanh.
  • D. Màu trắng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác