Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một trong những chức năng của thị trường là?

  • A. Kiểm tra hàng hóa.
  • B. Trao đổi hàng hóa.
  • C. Thực hiện.
  • D. Đánh giá

Câu 2: Em hãy cho biết các nhận định sau đây không đúng khi nói về chức năng của giá cả thị trường? 

  • A. Cung cấp thông tin.
  • B. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
  • C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế.
  • D. Quy định sẵn ngành nghề cho các chủ thể kinh tế.

Câu 3: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Trong những năm qua, giá thép trong nước và thế giới tăng liên tục kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Điều này gây ảnh hưởng đến các nhà thầu xây dựng, tiến độ của nhiều công trình bị trì hoãn. Các nhà sản xuất thép cũng gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng nhưng vẫn phải nhập nguyên vật liệu để duy trì sản xuất, cung ứng theo hợp đồng đã kí. Một trong những nguyên nhân tăng giá lần này, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thông tin, là do giá nguyên liệu từ quặng sắt, than, thép phế liệu,... tăng mạnh.

Câu hỏi: Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào trong trường hợp trên? 

  • A. Giúp cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành.
  • B. Giúp cho người sản xuất biết được biết được tương quan cung - cầu.
  • C. Giúp cho người sản xuất biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là công cụ quan trọng để làm gì? 

  • A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
  • B. Quản lí nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế thị trường.
  • C. Ổn định đời sống xã hội.
  • D. Điều tiết sản xuất và lưu thông các mặt hàng cần thiết.

Câu 5: Vào những ngày cuối tuần, mọi người được nghỉ nên nhu cầu xem phim để giải trí thường tăng cao cho nên giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường. Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé?

  • A. Tiền tệ thế giới.

  • B. Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất.
  • C. Xu hướng phim được chiếu.
  • D. Nhu cầu của khách hàng. 

Câu 6: Giá cả thị trường có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giá bán thực tế của hàng hoá, dịch vụ 
  • B. Do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động 
  • C. Giá cả quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Giá cả thị trường có chức năng gì?

  • A. Cung cấp thông tin.

  • B. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
  • C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Cung cấp thông tin;
  • B. Quản lý thu chi của các đối tượng tham gia vào thị trường.
  • C. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế.

Câu 9: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Do ảnh hưởng bởi việc các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách nên hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản bị đình trệ. Bộ Công Thương và EVN đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ đồng ý cho thực hiện hỗ trợ giảm 10% tiền điện trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng. 

Câu hỏi: Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân?

  • A. Giảm bớt được một số tiền khi đóng tiền điện để chi tiêu các khoản khác.
  • B. Thoải mái hơn trong việc dùng điện.
  • C. Dùng nhiều nhưng không lo về phí phải trả.
  • D. Quy định chặt chẽ về hạn mức sử dụng điện. 

Câu 10: Đâu là nội dung nói về chức năng phân bổ nguồn lực của giả cả thị trường?

  • A. Chuyển vốn từ nơi có giá cả thấp, lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao.
  • B. Chuyển từ ngành nghề truyền thống sang ngành nghề ngoại nhập.
  • C. Chọn nơi có vốn tài nguyên sẵn có.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách là nội dung nói về thuộc tính nào của ngân sách nhà nước?

  • A. Khái niệm ngân sách nhà nước.

  • B. Đặc điểm của ngân sách nhà nước.
  • C. Quyền hạn, nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước.
  • D. Vai trò của ngân sách nhà nước. 

Câu 12: Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước được quy định cụ thể ở văn bản pháp luật nào?

  • A. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
  • B. Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13.
  • C. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 số 29/2018/QH14.
  • D. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 số 77/2015/QH13.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không thuộc vai trò của ngân sách nhà nước?

  • A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

  • B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.
  • C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
  • D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. 

Câu 14: Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

  • A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.
  • B. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán.
  • C. Chấp hành đúng quy định của pháp luật thống kê và công khai ngân sách.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Cơ quan nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chính phủ.
  • C. Tòa án tối cao.
  • D. Chủ tịch nước. 

Câu 16: Nội dung nào sau đây thể hiện khái niệm của ngân sách nhà nước?

  • A. toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán.
  • B. do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
  • C. bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Ngân sách nhà nước nước ta bao gồm mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 18: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của ngân sách nhà nước?

  • A. Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.
  • B. Thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.
  • C. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của nhân sách nhà nước?

  • A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

  • B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội
  • C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 20: Nội dung nào dưới đây nói về nghĩa vụ của công dân đối với  ngân sách nhà nước?

  • A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • B. Nộp đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • C. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Câu 21: Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

  • A. Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
  • B. Lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • C. Phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước. 

Câu 23: Chủ thể nhà nước có vai trò gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

  • A. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
  • B. Điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. Khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Chủ thể có vai trò tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước.

Câu 25: Đâu là nội dung về những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm?

  • A. Chất lượng sản phẩm.
  • B. Nguồn gốc xuất xứ.
  • C. Sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 26: Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?

  • A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.
  • C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 28: Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?

  • A. Phải tuân thủ pháp luật.
  • B. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
  • C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì sau đây?

  • A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. Kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng.
  • C. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
  • D. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 

Câu 30: Những người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, tạo động lực cho sản xuất phát triển được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước.

Câu 31: Căn cứ vào đâu để phân loại thị trường thành thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất?

  • A. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.
  • B. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.
  • C. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.
  • D. Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành thị trường. 

Câu 32: Đâu không phải là nội dung về chức năng của thị trường?

  • A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá
  • B. Quản lý thu nhập của các chủ thể kinh tế.
  • C. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.
  • D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. 

Câu 33: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

  • A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
  • B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
  • C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
  • D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.

Câu 34: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

  • A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
  • B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
  • C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
  • D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.

Câu 35: Thông tin của thị trường giúp người mua điều gì?

  • A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
  • B. Mua được hàng hóa mình cần.
  • C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
  • D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. 

Câu 36: Có thể căn cứ vào đâu để phân loại thị trường?

  • A. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.
  • B. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.
  • C. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37: Đâu là nội dung thể hiện đặc điểm của thị trường?

  • A. Là lĩnh vực trao đổi, mua bán.
  • B. Các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả.
  • C. Các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 38: Thị trường có chức năng gì?

  • A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá.
  • B. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.
  • C. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Vào những ngày Tết, các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,... ; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến.

Câu hỏi: Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế trên?

  • A. Người mua, người bán, hàng hóa.
  • B. Người mua, hàng hóa.
  • C. Người mua, người bán.
  • D. Người bán, hàng hóa.

Câu 40: Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán thị trường được chia làm mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác