Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tố hóa học là gì?

  • A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt Proton trong hạt nhân.
  • B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.
  • C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt ntron trong hạt nhân.
  • D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.

Câu 2: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

  • A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
  • B. Nước và chất khoáng.
  • C. Chất hữu cơ và nước.
  • D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 3: Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng nào?

  • A. Quan sát, phân loại, liên kết, đo đạc, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.
  • B. Quan sát, phân loại, liên hệ.
  • C. Quan sát, đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
  • D. Đo, dự đoán, phân loại, liên hệ, thuyết trình.

Câu 4: Kí hiệu H, K, C lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?

  • A. Potassium, Hydrogen, Carbon
  • B. Carbon, Potassium, Hydrogen.
  • C. Hydrogen, Potassium, Carbon.
  • D. Hydrogen, Carbon, Potassium.

Câu 5: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là

  • A. proton.
  • B. neutron.
  • C. electron.
  • D. hạt nhân.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ - dơ-pho- Bo

  • A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
  • B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron
  • C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron
  • D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm

Câu 7: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tốc độ?

  • A. N.
  • B. Kg.
  • C. m.
  • D. m/s.

Câu 8: Nguyên tố có kí hiệu hóa học Cl là

  • A. chlorine.
  • B. carbon.
  • C. copper.
  • D. calcium.

Câu 9: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

  • A. 9 amu.
  • B. 10 amu.
  • C. 19 amu.
  • D. 28 amu.

Câu 10: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta xác định được thông tin nào sau đây?

  • A. Tốc độ chuyển động.
  • B. Thời gian chuyển động.
  • C. Quãng đường chuyển động.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 11: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

  • A. Củ đậu.
  • B. Lạc.
  • C. Cà rốt.
  • D. Rau muống.

Câu 12: Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, đơn vị tốc độ là

  • A. m/s và km/h
  • B. m/min và km/h
  • C. cm/s và m/s
  • D. mm/s và m/s

Câu 13: Cho các hợp chất sau: SO2, H2O, NaCl, CO. Hợp chất ion là

  • A. SO2.
  • B. H2O.
  • C. NaCl.
  • D. CO.

Câu 14: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là

  • A. rễ cây.
  • B. thân cây.
  • C. lá cây.
  • D. hoa.

Câu 15: Nguyên tố hoá học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người là

  • A. Oxygen.
  • B. Hydrogen.
  • C. Carbon.
  • D. Nitrogen.

Câu 16: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào ?

  • A. Ban đêm.
  • B. Buổi sáng.
  • C. Cả ngày và đêm.
  • D. Ban ngày.

Câu 17: Đơn vị tính để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử) là

  • A. gam
  • B. kilogam
  • C. đvC
  • D. tấn

Câu 18: Các yếu tố ngoài môi trường ảnh hưởng tới quang hợp là?

  • A. Nước, hàm lượng khí cacbondioxide, hàm lượng khí oxygen.
  • B. Nước, hàm lượng khí cacbondioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
  • C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
  • D. Nước, nhiệt độ, hàm lượng khí oxygen.

Câu 19: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  • B. Có số lớp electron bằng nhau.
  • C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.
  • D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 20: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  • A. nhiệt dung riêng cao.
  • B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  • C. nhiệt bay hơi cao.
  • D. tính phân cực.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học.
  • B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  • D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 22: Sản phẩm của quang hợp là

  • A. nước, carbondioxide.
  • B. ánh sáng, diệp lục.
  • C. nước, glucose.
  • D. glucose, oxygen.

Câu 23: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

  • A. Hydrogen.
  • C. Nitrogen.
  • B. Oxygen.
  • D. Carbon dioxide.

Câu 24: Hô hấp tế bào là

  • A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.
  • D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.

Câu 25: Hoàn thành nhận định sau: "Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng …".

  • A. góp chung proton.
  • B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • D. góp chung electron.

Câu 26: Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất là

  • A. Nitrogen
  • B. Oxygen
  • C. Silicon
  • D. Iron

Câu 27: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

  • A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
  • B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
  • C. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
  • D. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.

Câu 28: Quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?

  • A. Nhiệt năng → hóa năng.
  • B. Hóa năng → điện năng.
  • C. Hóa năng → nhiệt năng.
  • D. Quang năng → hóa năng.

Câu 29: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

  • A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
  • B. CO2 và O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra ngoài môi trường.
  • C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
  • D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 30: Một nguyên tử có 20 proton. Số electron của nguyên tử đó là?

  • A. 20
  • B. 21
  • C. 22
  • D. 23

Câu 31: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo

  • A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  • B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.
  • D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 32: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

  • A. Lá cây.
  • B. Thân cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Gai của cây.

Câu 33: Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?

  • A. Chlorine.
  • B. Oxygen.
  • C. Helium.
  • D. Iodine.

Câu 34: Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ?

  • A. 7 h 30 phút.
  • B. 7 h 15 phút.
  • C. 7 h 18 phút.
  • D. 7 h 45 phút.

Câu 35: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

(2) Điều hoà không khí.

(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.

(4) Giữ ấm cho cây.

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (3), (4).

Câu 36: Một nguyên tử carbon có khối lượng là 1,9926 × 10$^{-23}$ gam. Khối lượng nguyên tử carbon tính theo đơn vị amu là ? (biết 1 amu = 1,6605×10$^{-24}$ gam)

  • A. 12 amu
  • B. 24 amu
  • C. 6 amu
  • D. 48 amu

Câu 37: Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỷ lệ 40 mml/kg. Dựa vào trên em hãy tính lượng nước một sinh sinh có cân nặng 45kg cần uống trong 1 ngày?

  • A. 2000 ml.
  • B. 1500 ml.
  • C. 1800 ml.
  • D. 3000 ml.

Câu 38: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

  • A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
  • B. Để các xe đi đúng làn đường.
  • C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 39: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:

1 - Dùng công thức v = $\frac{S}{t}$ để tính tốc độ của vật

2 - Dùng thước đo độ dài của quãng đường S

3 - Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật

4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích

Cách sắp xếp sau đây là đúng?

  • A. 1 - 2 - 3 - 4
  • B. 3 - 2 - 1 - 4
  • C. 2 - 4 - 1 - 3
  • D. 3 - 2 - 4 - 1

Câu 40: Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?

  • A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.
  • B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.
  • C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí.
  • D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác