Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức tính tốc độ là:

  • A. v = s.t
  • B. v = $\frac{s}{t}$
  • C. v = $\frac{t}{s}$
  • D. v = $\frac{s}{t^{2}}$

Câu 2: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt

  • A. electron và proton.
  • B. electron, proton và neutron.
  • C. neutron và electron.
  • D. proton và neutron.

Câu 3: Tốc độ là đại lượng cho biết

  • A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
  • B. quãng đường chuyển động dài hay ngắn.
  • C. thời gian chuyển động nhiều hay ít.
  • D. đoạn đường chuyển động dễ hay khó.

Câu 4: Sản phẩm của quang hợp là

  • A. glucose, nước.
  • B. ánh sáng, diệp lục.
  • C. oxygen, glucose.
  • D. nước, carbon dioxide.

Câu 5: Trong hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng, tác nhân kích thích là

  • A. thân cây.
  • B. ánh sáng.
  • C. nhiệt độ.
  • D. ngọn cây.

Câu 6: Khoảng cách nào sau đây là khoảng cách an toàn theo Bảng 11.1 đối với xe ô tô chạy với tốc độ 25 m/s.

Khoảng cách nào sau đây là khoảng cách an toàn theo Bảng 11.1 đối với xe ô tô chạy với tốc độ 25 m/s.

  • A. 35 m.
  • B. 55 m.
  • C. 70 m.
  • D. 100 m.

Câu 7: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?

  • A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây.
  • B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường.
  • C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
  • D. Cổng quang điện và thước cuộn.

Câu 8: Cho mô hình nguyên tử sau:

Cho mô hình nguyên tử sau: Số hiệu nguyên tử này là

Số hiệu nguyên tử này là

  • A. 7
  • B. 6
  • C.12
  • D. 14.

Câu 9: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là:

  • A. Nhân tế bào.                     
  • B. Thành tế bào.               
  • C. Lục lạp.    
  • D. Màng tế bào.

Câu 10: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h.

Thời gian (h)

1

2

3

 

 

4

Quãng đường (km)

60

120

180

240

Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

  • A. Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
  • B. Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
  • C. Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
  • D. Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

Câu 11: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium?

  • A. MG.
  • B. Mg.
  • C. mg.
  • D. mG.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng?

  • A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  • B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  • C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  • D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 13: Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

  • A. 7.
  • B. 2, 5.
  • C. 2, 2, 3.
  • D. 2, 4, 1.

Câu 14: Đâu không phải là vai trò của nước?

  • A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng.          
  • B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể.
  • C. Nước là dung môi hòa tan các chất.                           
  • D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học.
  • B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  • D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dẫn khối lượng nguyên tử.

Câu 16: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

  • A. +12.                                  
  • B. +13.                              
  • C. +11.    
  • D. +10.

Câu 17: Cho các phát biểu:

(1) Nguyên tử trung hòa về điện.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.

(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 18: Đâu không phải là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong thực tiễn?

  • A. Làm giàn cho cây bầu, bí.
  • B. Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cho cây trồng.
  • C. Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.
  • D. Tháo nước cho cây khi bị ngập úng.

Câu 19: Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là

  • A. 2.
  • B. 8.
  • C. 10.
  • D. 18.

Câu 20: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Nước là nguyên liệu của quang hợp, được rễ cây hút từ môi trường bên ngoài vào và vận chuyển qua thân lên lá.
  • B. Chỉ có lá mới có khả năng thực hiện quang hợp.
  • C. Trong lá cây, lục lạp tập trung nhiều ở tế bào lá.
  • D. Trong quang hợp, năng lượng được biến đổi từ quang năng thành hóa năng.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.
  • B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng.
  • C. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.
  • D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.

Câu 22: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố

  • A. phi kim.
  • B. đơn chất.
  • C. hợp chất.
  • D. khí hiểm.

Câu 23: Cho đồ thị quãng đường – thời gian sau. Nhận xét nào là đúng?

Cho đồ thị quãng đường – thời gian sau. Nhận xét nào là đúng?

  • A. Vật đang đứng yên.
  • B. Vật đang chuyển động sau đó đột ngột dừng lại.
  • C. Vật đang chuyển động sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động.
  • D. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

Câu 24: Muối ăn chứa hai nguyên tố hoá học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là

  • A. 1 và 7.
  • B. 3 và 9.
  • C. 9 và 15.
  • D. 3 và 7.

Câu 25: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp?

  • A. Nước là nguyên liệu quang hợp.
  • B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ.
  • C. Điều tiết khí khổng.
  • D. Tất cả các nhận định trên đều đúng.

Câu 26: Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?

  • A. Manganese, Potassium, Barium.
  • B. Magnesium, Potassium, Beryllium.
  • C. Magnesium, Potassium, Barium.
  • D. Manganse, Potassium, Beryllium.

Câu 27: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm

  • A. Camera và máy tính.
  • B. Thước và máy tính.
  • C. Đồng hồ và máy tính.
  • D. Camera và đồng hồ.

Câu 28: Thực vật hấp thụ …(1)… và thải ra …(2)… mọi lúc. (1), (2) lần lượt là

  • A. oxygen, carbon dioxide.
  • B. carbon dioxide, carbon dioxide.
  • C. carbon dioxide, oxygen.
  • D. oxygen, oxygen.

Câu 29: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?

(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.

(2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

(3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.

(4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

(5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp.

(6) Kiểm tra sức khoẻ định kì.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5), (6).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (1), (2), (5), (6).

Câu 30: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Bạn An đi nhanh nhất.
  • B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
  • C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
  • D. Ba bạn đi nhanh như nhau.

Câu 31: Tại sao khi trồng rau cải, cần phải tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau?

  • A. Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch.
  • B. Vì những cây mọc gần nhau có giá trị dinh dưỡng cao hơn nên cần tỉa và nhổ sớm để sử dụng.
  • C. Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau giúp tăng giá trị dinh dưỡng của những cây rau còn lại.
  • D. Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau giúp giảm mật độ của rau, đảm bảo cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng để quang hợp.

Câu 32: Cho bảng sau:

Nguyên tửSố protonSố neutronSố electron
X1898
X2888
X3666

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. X1, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
  • B. X1, X2, X3 có tổng số hạt mang điện lần lượt là:  17, 16, 12.
  • C. Khối lượng nguyên tử X1, X2, X3 theo đơn vị amu lần lượt là: 17, 15, 12.
  • D. Tổng số hạt của X2 lớn hơn tổng số hạt của X1.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng tuần hoàn.
  • B. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn.
  • C. Các nguyên tổ khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.
  • D. Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn.

Câu 34: Một chiếc ô tô được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,2 s. Nếu tốc độ giới hạn là 22 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?

  • A. Tốc độ của ô tô là 20 m/s và ô tô không vượt tốc độ.
  • B. Tốc độ của ô tô là 25 m/s và ô tô có vượt tốc độ.
  • C. Tốc độ của ô tô là 28 m/s và ô tô có vượt tốc độ.
  • D. Tốc độ của ô tô là 18 m/s và ô tô không vượt tốc độ.

Câu 35: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

  • A. 8 h.
  • B. 16 h.
  • C. 24 h.
  • D. 32 h.

Câu 36: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?

  • A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ tươi. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm.
  • B. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại,  mang cá có màu đỏ tươi.
  • C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại mang cá khép kín.
  • D. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mang cá vẫn đóng mở bình thường.

Câu 37: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là:

  • A. 15 km/h.
  • B. 14 km/h.
  • C. 7,5 km/h.
  • D. 7 km/h.

Câu 38: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là:

Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là:

 

  • A. 20 m/s                     
  • B. 8 m/s                       
  • C. 0,4 m/s                       
  • D. 2,5 m/s

Câu 39: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng không có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
  • B. Tạo ra các chất cần thiết cho xây dựng, duy trì và phục hồi cấu trúc của cơ thể.
  • C. Loại bỏ chất thải và dư thừa đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
  • D. Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

Câu 40: Trong hạt nhân nguyên tử Sodium có 11 proton và 12 neutron. Khối lượng nguyên tử Sodium là ...

  • A. 11 amu.
  • B. 12 amu.
  • C. 1 amu.
  • D. 23 amu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác