Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối bài 37 Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bạn Lan trồng một cây ngô trên chậu đất. Lan cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm. Cho một số phương pháp sau:

1. Đo chiều dài của cây

2. Đo chiều rộng của thân cây

3. Quan sát xem cây có ra lá không

4. Đo kích thước lá cây

5. Quan sát xem cây có ra bắp không

Trong các phương pháp trên, Lan có thể xác định cây ngô có sinh trưởng hay không bằng các phương pháp là

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 1, 2, 3, 4.
  • D. 1, 3, 4, 5.

Câu 2: Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

  • A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
  • B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
  • C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
  • D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 3: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

  • A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
  • B. Mô phân sinh đỉnh thân.
  • C. Mô phân sinh bên.
  • D. Mô phân sinh lóng.

Câu 4: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là

  • A. vật chất di truyền.
  • B. thức ăn.
  • C. ánh sáng.
  • D. nước.

Câu 5: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

  • A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
  • B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
  • C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
  • D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Câu 6: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Sinh trưởng.

b) Thụ phấn.

c) Quang hợp.

d) Thoát hơi nước.

e) Phát triển.

g) Ra hoa.

h) Hình thành quả.

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 7.
  • D. 4.

Câu 7: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là

  • A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
  • B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.
  • C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.
  • D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.

Câu 8: Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Cây vạn tuế.
  • C. Cây lưỡi hổ.
  • D. Cây bắp cải.

Câu 9: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

  • A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
  • B. làm cho cây lớn lên và to ra.
  • C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
  • D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 10: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 11: Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Hấp thụ calcium.

b) Chuyển hoá protein.

c) Hình thành xương.

d) Ổn định thân nhiệt.

e) Hấp thụ nước.

g) Chuyển hoá năng lượng.

h) Bài tiết chất thải.

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 7.
  • D. 5.

Câu 12: Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

  • A. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.
  • B. ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • C. ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • D. ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Câu 13: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

  • A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
  • B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
  • C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
  • D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Câu 14: Cho hình ảnh sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối bài 37 Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Hình ảnh trên phản ánh quá trình nào của gà?

  • A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của gà.
  • B. Quá trình sinh trưởng và phát dục của gà.
  • C. Quá trình sinh trưởng của gà.
  • D. Quá trình phát triển của gà.

Câu 15: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  • A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  • C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 16: Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên

  • A. Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa.
  • B. Cây cau, cây lúa, cây cam, cây nứa.
  • C. Cây lúa, cây cam, cây dừa, cây cau.
  • D. Cây lúa, cây cam, cây tre, cây nứa

Câu 17: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 18: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Sinh trưởng.

b) Thụ phấn.

c) Quang hợp.

d) Thoát hơi nước.

e) Phát triển.

g) Ra hoa.

h) Hình thành quả.

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 7.
  • D. 4.

Câu 19: Mô phân sinh là

  • A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
  • B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
  • C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
  • D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Câu 20: Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Cây vạn tuế.
  • C. Cây lưỡi hổ.
  • D. Cây bắp cải.

Câu 21: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

  • A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
  • B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
  • C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
  • D. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác