Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối bài 9 Đo tốc độ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đo tốc độ - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
- A. 39 km
B. 45 km
- C. 2700 km
- D. 10 km
Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?
- A. Nhiệt kế.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
- C. Cân.
- D. Lực kế.
Câu 3: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
- A. 19,44m/s
- B. 15m/s
C. 1,5m/s
- D. 2/3m/s
Câu 4:Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
- A. m/s
B. kg/m3
- C. km/h
- D. m/phút
Câu 5: Vận tốc cho biết gì?
1. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
2. Quãng đường đi được
3. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
4. Tác dụng của vật này lên vật khác
- A. I; II và III
- B. II; III và IV
- C. Cả I; II; III và IV
D. I và III
Câu 6:Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t
A. Giảm 2/3 lần
- B. Tăng 4/3 lần
- C. Giảm 3/4 lần
- D. Tăng 3/2 lần
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?
- A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.
- C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm.
- D. Đo tốc độ bay hơi của nước.
Câu 8: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ:
A. Đứng yên so với xe lửa thứ hai.
- B. Đứng yên so với mặt đường.
- C. Chuyển động so với xe lửa thứ hai.
- D. Chuyển động ngược lại.
Câu 9: Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là
- A. 13,75 s.
B. 13,85 s.
- C. 13,66 s.
- D. 13,70 s.
Câu 10: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 độ C có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
- A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn.
B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.
- C. Hai chuyển động bằng nhau.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 11: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo
A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
- B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
- C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
- D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.
Câu 12:Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là
A. 7,02 m/s.
- B. 8,01 m/s.
- C. 6,90 m/s.
- D. 9,03 m/s.
Câu 13:
108 km/h = ...m/s
A. 30 ms.
- B. 20 m/s
- C. 15m/s
- D. 10 m/s
Câu 14: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian
- A. Từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.
B. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.
- C. Bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.
- D. Bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.
Câu 15: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54 km, với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:
- A. 2/3 giờ
B. 1,5 giờ
- C. 75 phút
- D. 120 phút
Câu 16: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
Thứ tự đúng của các bước là
- A. (1), (2), (3).
- B. (3), (1), (2).
C. (1), (3), (2).
- D. (3), (2), (1).
Câu 17: Dụng cụ dưới đây có tên gọi là gì?
A. Cổng quang điện và đồng hồ hiện số.
B. Súng bắn tốc độ.
C. Đồng hồ bấm giờ.
D. Cổng quang điện.
Câu 18: Dưới đây là các bước để đo tốc độ của vật trong phòng thực hành sử dụng đồng hồ bấm giờ:
(1) Dùng công thức v=s/t tính tốc độ.
(2) Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi chạm vạch đích.
(3) Thực hiện 3 lần đo, lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo.
(4) Dùng thước đo độ dài của quãng đường bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
Thứ tự đúng của các bước là
- A. (1), (4), (2), (3).
B. (4), (2), (3), (1).
- C. (4), (1), (2), (3).
- D. (1), (3), (2), (4).
Câu 19: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
Thứ tự đúng của các bước là
- A. (1), (2), (3).
- B. (3), (1), (2).
C. (1), (3), (2).
- D. (3), (2), (1).
Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
- A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây
B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện
- C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số
- D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây
Bình luận