Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối bài 28 Trao đổi khí ở sinh vật
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chức năng của khí khổng là
- A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
- B. trao đổi khí oxygen với môi trường.
- C. thoát hơi nước ra môi trường.
D. Cả ba chức năng trên.
Câu 2: Trao đổi khí ở phổi là quá trình
- A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phổi vào máu.
- B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phổi.
- C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phổi và của CO2 từ không khí ở phổi vào máu.
D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phổi vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phổi.
Câu 3: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
- A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
- B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
- C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
Câu 4: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?
- A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.
B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.
- C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.
- D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.
Câu 5: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?
- A. Bụi.
- B. Vi khuẩn.
- C. Khói thuốc lá.
D. Khí oxygen.
Câu 6: Khi chúng ta thở ra thì
- A. cơ liên sườn ngoài co.
- B. cơ hoành co.
C. thể tích lồng ngực giảm.
- D. thể tích lồng ngực tăng.
Câu 7: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.
- A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
- C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
- D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.
Câu 8: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?
- A. Quang hợp và thoát hơi nước.
- B. Hô hấp.
- C. Thoát hơi nước.
D. Quang hợp và hô hấp.
Câu 9: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế
A. khuếch tán.
- B. vận chuyển chủ động.
- C. vận chuyển thụ động.
- D. ngược chiều gradien nồng độ.
Câu 10: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?
A. Biểu bì lá.
- B. Gân lá.
- C. Tế bào thịt lá.
- D. Trong khoang chứa khí.
Câu 11: Cho các nhận định sau:
1. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
2. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
3. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.
4. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.
5. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng hẹp và mỏng
Số nhận định đúng là
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 12: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
- A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
- B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải ra O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
- D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường.
Câu 13: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?
A. Phế nang.
- B. Phế quản.
- C. Khí quản.
- D. Khoang mũi.
Câu 14: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào
- A. Làm tăng nồng độ oxy trong máu
B. Cung cấp oxygen cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào
- C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu
- D. Cả A, B và C
Câu 15: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là
A. khí khổng.
- B. lục lạp.
- C. ti thể.
- D. ribosome.
Câu 16: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến
- A. khí quản.
- B. phế quản.
C. tế bào máu.
- D. khoang mũi.
Câu 17: Trao đổi khí ở sinh vật là
- A. sự trao đổi các chất ở cơ thể với môi trường.
- B. sự trao đổi các chất ở môi trường với cơ thể.
C. sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.
- D. sự trao đổi các chất ở rắn giữa cơ thể và môi trường.
Câu 18: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng
A. rộng và mỏng.
- B. dài và hẹp.
- C. mỏng và hẹp.
- D. dài và mỏng.
Câu 19: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
- A. Hình yên ngựa.
- B. Hình lõm hai mặt.
C. Hình hạt đậu.
- D. Có nhiều hình dạng.
Câu 20: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?
- A. Khí nitrogen
- B. Khí carbon dioxide
C. Khí oxygen
- D. Khí hydrogen
Câu 21: Quá trình hô hấp có ý nghĩa
- A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
- C. Làm sạch môi trường
- D. Chuyển hóa glucid thành CO2 và H2O
Bình luận