Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị tốc độ là

  • A.  km.h                                
  • B.  m.s                              
  • C.  km/h    
  • D.  s/m

Câu 2: Trong cơ thể người, nước chiếm % tỉ lệ là:

  • A. 50%                         
  • B. 70%                           
  • C. 80%                         
  • D. 90%

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
  • B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
  • C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
  • D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 4: Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường có phiến lá thường nhỏ, màu xanh nhạt và mọc ở nơi

  • A. quang đãng.                 
  • B. ẩm ướt.                        
  • C. khô hạn.                       
  • D. có bóng râm.

Câu 5: Tác dụng của đồ thị quãng đường – thời gian

  •  A. tìm ra hiện tượng mới  
  • B. tìm ra quy luật hiện tượng                                     
  • C. dự đoán hiện tượng    
  • D. mô tả trực quan mối liên hệ giữa các đại lượng trong hiện tượng.

Câu 6: Trong hạt nhân nguyên từ fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 5.    
  • D. 7.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào?

  • A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm oxygen, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).       
  • B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).                                    
  • C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm nước, khí carbon dioxide và đường.                 
  • D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).

Câu 8: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hóa học của nguyên tố sodium?

  • A. NA                              
  • B. S                   
  • C. Sd    
  • D. Na

Câu 9: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?

  • A. Thời gian chuyển động.
  • B. Quãng đường đi được.
  • C. Tốc độ chuyển động.
  • D. Hướng chuyển động.

Câu 10: Hiện tượng bú mẹ là một tập tính đặc trưng của con non ở người và các loài động vật có vú. Theo em, hiện tượng này được xếp vào loại:

  • A. Tập tính bẩm sinh
  • B. Tập tính học được
  • C. Cảm ứng ở sinh vật
  • D. Vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được.

Câu 11: Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?

  • A. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?
  • B. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?
  • C. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?
  • D. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?

Câu 12: Nguyên tử iron (sắt) có 26 proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là:

  • A. 26+                            
  • B. +26                            
  • C. -26                            
  • D. 26-

Câu 13: Bạn An chạy 100 m trong thời gian 30 giây, bạn Bình chạy 120 m trong thời gian 40 giây. Bạn nào chạy nhanh hơn?

  • A. An chạy nhanh hơn.
  • B. Bình chạy nhanh hơn.
  • C. An và Bình chạy nhanh bằng nhau.
  • D. Chưa đủ dữ liệu để kết luận.

Câu 14: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?

  • A. Khí nitrogen                                                    
  • B. Khí carbon dioxide
  • C. Khí oxygen                                                       
  • D. Khí hydrogen

Câu 15: Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết hai xe gặp nhau lúc nào?

Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết hai xe gặp nhau lúc nào?

  • A. Hai xe gặp nhau sau khi xe (I) xuất phát 40 giây.
  • B. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 40 giây.
  • C. Hai xe gặp nhau sau khi xe (I) xuất phát 10 giây.
  • D. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 60 giây.

Câu 16: Khối lượng một nguyên tử của nguyên tố nitrogen là 14 amu, biết nitrogen có 7 neutron. Số electron của nitrogen là

  • A. 7.                                      
  • B. 8.                                  
  • C. 14.    
  • D. 21.

Câu 17: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò:

  • A. điều kiện để diễn ra quá trình quang hợp.
  • B. nhiệt độ cao làm tăng nhanh quá trình thoát hơi nước.
  • C. là tác nhân gây mở khí khổng.
  • D. nhiệt độ cao làm giảm mạnh quá trình thoát hơi nước.

Câu 18: Cho mô hình nguyên tử của 3 nguyên tử khác nhau

Cho mô hình nguyên tử của 3 nguyên tử khác nhau

Từ mô hình của 3 nguyên tử, cho biết

  • A. chúng đều thuộc một nguyên tố hóa học.                   
  • B. chúng có khối lượng tính theo amu là giống nhau
  • C. chúng có cùng số proton. 
  • D. chúng thuộc 3 nguyên tố khác nhau.

Câu 19: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

  • A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển.
  • B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
  • C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
  • D. Tổng hợp glucid, các chất hữu cơ, oxygen.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron.
  • B. Proton mang điện tích dương, neutron không mang điện tích.
  • C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.
  • D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.

Câu 21: Bạn B đi từ nhà đến trường hết 25 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?

  • A. 7500 m                      
  • B. 750 m                         
  • C. 125 m                       
  • D. 1250 m

Câu 22: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Số proton trong X là

  • A. 4.                                      
  • B. 6.                                  
  • C. 12.    
  • D. 18.

Câu 23: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?

  • A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.
  • B. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.
  • C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.
  • D. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.

Câu 24: Cơ quan giúp thực vật trao đổi khí với môi trường là:

  • A. Lục lạp                       
  • B. Rễ                              
  • C. Khí khổng                  
  • D. Mô giậu

Câu 25: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

  • A. 8 h.                               
  • B. 16 h.                             
  • C. 24 h.    
  • D. 32 h.

Câu 26: Dụng cụ nào sau đây không được sử dụng trong đo tốc độ?

  • A. đồng hồ hiện số.                                                          
  • B. nhiệt kế.
  • C. thiết bị “bắn tốc độ”.                                                  
  • D. thước mét.

Câu 27: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 21. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là

  • A. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là kim loại.                       
  • B. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là phi kim.
  • C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.                       
  • D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.

Câu 28: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra:

  • A. nhanh, dễ nhận thấy.
  • B. chậm, khó nhận thấy.
  • C. nhanh, khó nhận thấy.
  • D. chậm, dễ nhận thấy.

Câu 29: Nên sử dụng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ trong tình huống nào dưới đây?

  • A. Tốc độ chạy của học sinh trong nội dung chạy 100m giờ thể dục.
  • B. Tốc độ của ô tô trên cao tốc.
  • C. Tốc độ sau va chạm của 2 vật trong phòng thí nghiệm.
  • D. Tốc độ của các vệ tinh trên quỹ đạo.

Câu 30: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

  • A. Năng lượng cơ thể bị thất thoát qua hô hấp trong quá trình nghỉ ngơi.               
  • B. Khi cơ thể nghỉ ngơi sẽ không tiêu tốn năng lượng.  
  • C. Các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động trong quá trình nghỉ ngơi, vẫn tiêu tốn năng lượng.
  • D. Cơ thể sinh vật chỉ thực hiện tích trữ năng lượng trong quá trình nghỉ ngơi.

Câu 31: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.

(1) Sau 3 – 4 ngày đếm số hạt nảy mầm.

(2) Cho vào 3 cốc, mỗi cốc 10 hạt đậu xanh, tương ứng như sau :

Cốc 1: Hạt đậu nhỏ, sâu mọt (giống xấu).

Cốc 2: Hạt đậu to, mầy, bóng sáng (giống tốt).

Cốc 3: Hạt đậu nhỏ, lép, sẫm màu (giống xấu).

(3) Sử dụng các điều kiện bên ngoài (độ ẩm, không khí và nhiệt độ) cần cho hạt đậu xanh nảy mầm giống nhau.

Sắp xếp thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

  • A. (2) → (3) → (1)               
  • B. (3) →  (2) → (1)          
  • C. (2) → (1) → (3)    
  • D. (3) → (1) → (2)

Câu 32: Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính tốc độ của người đó.

  • A.  40 km/h.                          
  • B.  80 km/h.                      
  • C.  50 km/h.    
  • D.  60 km/h.

Câu 33: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vị trí và tính chất của X trong tuần hoàn là

  • A. chu kì 2, nhóm IIA, là phi kim.                                  
  • B. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại.                                       
  • C. chu kì 3, nhóm IIIA, là kim loại.                                
  • D. chu kì 3, nhóm IIIA, là phi kim

Câu 34: Đâu là những tập tính học được của động vật?

(1) Đẻ nhờ ở tu hú;                 

(2) Hót ở chim;

(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ;

(4) Leo trèo ở khỉ;

(5) Nói ở người.

  • A. (1), (3).
  • B. (2), (4).
  • C. (1), (4).
  • D. (3), (5).

Câu 35: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?

(1) Lấy thức ăn.

(2) Nghiền nhỏ thức ăn.

(3) Biến đổi thức ăn.

(4) Thải ra.

(5) Tăng nhiệt độ.

  • A. (1), (2), (5).                  
  • B. (1), (2), (4).                  
  • C. (2), (3), (5).                  
  • D. (1), (3), (4).

Câu 36: Một ô tô lên dốc với tốc độ 12 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tốc độ trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

  • A. 22,5 km/h.                   
  • B. 20 km/h.                       
  • C. 18 km/h.    
  • D. 16 km/h.

Câu 37: Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt, ...) lâu ngày trong túi hút chân không?

  • A. Khi hút chân không, lượng CO2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng.
  • B. Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng. 
  • C. Cả hai phương án trên đều sai.                                   
  • D. Cả hai phương án trên đều đúng. 

Câu 38: Cho mô hình cấu tạo của hydrogen và helium

Cho mô hình cấu tạo của hydrogen và helium

Cho các nhận định sau:

(a) EHe = 2EH.

(b) Số PHe = EHe = 2.

(c) Số đơn vị điện tích hạt nhân trong H là 1.

(d) Số NH = 0, NHe = 1.

(e) Điện tích hạt nhân trong nguyên tử He là +2.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.    
  • D. 4.

Câu 39: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

  • A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.                                        
  • B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.
  • C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất,  tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.
  • D. Phương án A, C đúng.

Câu 40: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40s. Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là:

Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40s. Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là:

 

  • A. 1,25 m/s                            
  • B. 2 m/s                             
  • C. 1 m/s    
  • D. 2,5 m/s

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác