Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tỉ lệ S/V lớn có tác dụng gì với vi khuẩn?

  • A. Tế bào phân chia ít lần hơn nhưng số lượng nhiều hơn
  • B. Tế bào có thể rút ngắn thời gian phân chia
  • C. Tế bào nhanh được thay mới hơn nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn
  • D. Tế bào sinh trường nhanh, phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh

Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

  • A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
  • B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
  • C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
  • D. Độ lớn nhất ghi trên thước.

Câu 3: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?

  • A. 8.          
  • B. 6.            
  • C. 4.            
  • D. 2.

Câu 4: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

  • A. nguyên liệu.                                                      
  • B. nhiên liệu.
  • C. vật liệu.                                                            
  • D. vật liệu hoặc nguyên

Câu 5: Cây lớn lên nhờ:

  • A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
  • C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
  • D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mọi vật đều có khối lượng.
  • B. Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.
  • C. Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.
  • D. Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,… .

Câu 7: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?

  • A. Hoa hồng.                              
  • B. Hoa mai.
  • C. Hoa hướng dương.              
  • D. Tảo lục.

Câu 8: Ta dùng kính lúp để quan sát

  • A. Trận bóng đá trên sân vận động
  • B. Một con ruồi
  • C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
  • D. Kích thước của tế bào virus

Câu 9: Một bạn học sinh đi học, bắt đầu đạp xe từ nhà đi lúc 6 giờ 45 phút và tới trường lúc 7 giờ 15 phút. Thời gian từ nhà đến trường là:

  • A. 0,5 giờ
  • B. 0,3 giờ
  • C. 0,25 giờ
  • D. 0, 15 giờ

Câu 10: Vật nào dưới đây là vật sống?

  • A. Con chó          
  • B. Con dao          
  • C. Cây chổi          
  • D. Cây bút

Câu 11: Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu 12: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?

  • A. Tế bào -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> mô
  • B. Mô -> tế bào -> hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể
  • C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể
  • D. Cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan -> tế bào -> mô

Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
  • B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
  • C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
  • D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ

Câu 14: Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  • A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
  • B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
  • C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
  • D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Câu 15: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

  • A. Khởi sinh                  
  • B. Nguyên sinh              
  • C. Nấm                
  • D. Thực vật

Câu 16: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

  • A. Tan rất ít trong nước 
  • B. Chất khí, không màu
  • C. Không mùi, không vị
  • D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Câu 17: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

  • A. Vì chúng có kích thước nhỏ          
  • B. Vì chúng có khả năng di chuyển
  • C. Vì chúng là cơ thể đơn bào            
  • D. Vì chúng có roi

Câu 18: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 800C và 3570C.

  • A. Nhiệt kế thủy ngân
  • B. Nhiệt kế rượu
  • C. Nhiệt kế y tế
  • D. Cả ba nhiệt kế trên

Câu 19: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

  • A. Gỗ                   
  • B. Đồng                
  • C. Sắt                    
  • D. Nhôm

Câu 20: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  • A. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
  • B. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  • C. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • D. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

Câu 21: Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?

  • A. Hình cầu, hình khối, hình que                  
  • B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn
  • C. Hình que, hình xoắn, hình cầu                 
  • D. Hình khối, hình que, hình cầu

Câu 22: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?

  • A. Thả diều
  • B. Cho mèo ăn hàng ngày
  • C. Lấy đất trồng cây
  • D. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm 

Câu 23: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

  • A. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào
  • B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông
  • C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào
  • D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông

Câu 24: Tính chất nào sau đây mà oxygen không có:

  • A. Oxygen là chất khí.
  • B. Không màu, không mùi, không vị
  • C. Tan nhiều trong nước.
  • D. Nặng hơn không khí.

Câu 25: Virus có các hình dạng chính nào sau đây?

  • A. Dạng xoắn, dạng cầu, dạng que
  • B. Dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp
  • C. Dạng khối, dạng que, dạng hỗn hợp
  • D. Dạng cầu, dạng xoắn, dạng que

Câu 26: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi

  • A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng 
  • B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi 
  • C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi 
  • D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng

Câu 27: Quan sát vật nào dưới đây không cần phải sử dụng kính hiển vi quang học

  • A. Tế bào virus
  • B. Hồng cầu
  • C. Gân lá cây
  • D. Tế bào lá cây

Câu 28: Cách nào sau đây là cách nên thực hiện để bảo quản kính hiển vi?

  • A. Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.
  • B. Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
  • C. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 29: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

2,5 phút = … giây

  • A. 50 giây
  • B. 250 giây
  • C. 150 giây
  • D. 15 giây

Câu 30: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
  • B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
  • C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
  • D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 31: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

  • A. Dung dịch.                           
  • B. Huyền phù.
  • C. Dung môi.                            
  • D. Nhũ tương.

Câu 32: Bạn Hà đi từ nhà đến bến xe buýt hết 35 phút, sau đó đi ôtô đến trường hết 30 phút. Hỏi bạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian?

  • A. 390 giây
  • B. 3900 giây
  • C. 39000 giây
  • D. 3,9 giờ

Câu 33: Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?

  • A. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
  • B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
  • C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
  • D. Vì gang giòn hơn thép.

Câu 34: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

  • A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.
  • B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
  • C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 35: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  • A. Dùng máy li tâm.                                                       
  • B. Cô cạn.
  • C. Chiết.                                                                         
  • D. Lọc.

Câu 36: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  • A. Đá vôi.                                                   
  • B. Đất sét.
  • C. Cát.                                                        
  • D. Gạch.

Câu 37: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

  • A. Thể của chất.                                  
  • B. Mùi vị của chất.
  • C. Tính chất của chất.                          
  • D. Số chất tạo nên.

Câu 38: Cho các nhận định sau:

(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác

(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào

(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường

(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không

Nhận định nào về tế bào là đúng?

  • A. (3)                    
  • B. (1)                    
  • C. (2)                    
  • D. (4)

Câu 39: Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là gì?

  • A. Đất sét            
  • B. Cát                  
  • C. Đá vôi              
  • D. Đá

Câu 40: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  • A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  • B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
  • C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
  • D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo