Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối Ôn tập chủ đề 4: Vi khuẩn

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 4: Vi khuẩn có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Vì sao trong quá trình làm sữa chua cần ủ ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 400C đến 500C?

  • A. Để sữa chua tạo ra được nhiều đường.
  • B. Vì vi khuẩn lắc-tíc hoạt động tốt ở khoảng nhiệt độ này.
  • C. Vì cần giữ cho sữa không đạt đến nhiệt độ sôi.
  • D. Vì cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 2: Vì sao ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng?

  • A. Vì vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra các chất gây hại cho men răng.
  • B. Vì đồ ngọt có mùi thơm.
  • C. Vì đồ ăn ngọt tạo thành các lỗ thủng.
  • D. Vì khiến răng ê buốt.

Câu 3: Vì sao lỗ sâu răng gây đau răng?

  • A. Do viêm tủy răng.
  • B. Do răng bị vỡ.
  • C. Do men răng bị yếu.
  • D. Do viêm ngà răng.

Câu 4: Đâu là biểu hiện của bệnh tả?

  • A. Đau bụng âm ỉ kéo dài, đi ngoài, nôn mửa.
  • B. Đầy bụng, sôi bụng, đi ngoài, nôn mửa.
  • C. Táo bón, nôn mửa, ợ hơi.
  • D. Đau răng, đầy bụng, đi ngoài, nôn mửa.

Câu 5: Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là gì?

  • A. Do viêm tủy.
  • B. Do di truyền.
  • C. Do vi-rút.
  • D. Do vi khuẩn.

Câu 6: Bệnh tả có thể lây qua đường

  • A. hô hấp.
  • B. tình dục.
  • C. tiêu hóa.
  • D. niêm mạc.

Câu 7:Vì sao nên cho đường khi muối chua quả sung?

  • A. Vì trong quả sung có hàm lượng đường thấp.
  • B. Để tránh nhiễm mùi ôi thiu.
  • C. Để giữ màu sắc đẹp cho thức ăn.
  • D. Để đảm bảo vệ sinh trong thức ăn.

Câu 8:Vi khuẩn lắc-tíc hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ nào?

  • A. 700C đến 900C.
  • B. 500C đến 700C.
  • C. 300C đến 500C.
  • D. 100C đến 300C.

Câu 9: Vì sao trong quá trình làm sữa chua cần ủ ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 400C đến 500C?

  • A. Để sữa chua tạo ra được nhiều đường.
  • B. Vì vi khuẩn lắc-tíc hoạt động tốt ở khoảng nhiệt độ này.
  • C. Vì cần giữ cho sữa không đạt đến nhiệt độ sôi.
  • D. Vì cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 10: Vi khuẩn có kích thước như thế nào?

  • A. Nhỏ.
  • B. Rất nhỏ.
  • C. Lớn.
  • D. Rất lớn.

Câu 11:Các nhà khoa học làm thế nào để nhìn thấy vi khuẩn?

  • A. Quan sát bằng mắt thường.
  • B. Quan sát bằng kính lúp.
  • C. Quan sát bằng kính hiển vi.
  • D. Quan sát bằng ống nhòm.

Câu 12:Đâu không phải ý nghĩa của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch?

  • A. Giảm lượng vi khuẩn dính trên da tay, các đầu móng tay.
  • B. Hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ tay dính sang đồ ăn.
  • C. Để chân tay luôn trắng sạch và thơm.
  • D. Phòng chống bị lây nhiễm vào cơ thể các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn.

Câu 13: Vì sao cần bọc riêng từng loại thực phẩm, để riêng thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh?

  • A. Tránh bị nhiễm mùi tủ lạnh vào thức ăn.
  • B. Tránh vi khuẩn lây lan từ thức ăn này sang thức ăn khác.
  • C. Vì mỗi loại thức ăn cần bảo quản ở mỗi nhiệt độ khác nhau.
  • D. Để giữ màu sắc đẹp cho thức ăn.

Câu 14: Loại quả nào sau đây không dùng để muối chua?

  • A. Nho.
  • B. Dưa chuột.
  • C. Cà pháo.
  • D. Củ cải.

Câu 15: Loại rau, củ, quả nào sau đây có thể sử dụng để muối chua?

  • A. Rau mùi.
  • B. Rau cải.
  • C. Củ sắn.
  • D. Dứa.

Câu 16: Nếu không được điều trị, lỗ sâu răng lớn có thể gây ra hậu quả gì?

  • A. Hỏng răng, vỡ răng, mất răng.
  • B. Đau nướu.
  • C. Hôi miệng.
  • D. Nhiệt miệng.

Câu 17:Việc súc miệng sau khi ăn, uống có ích lợi gì trong việc phòng bệnh sâu răng?

  • A. Cân bằng nhiệt độ của răng.
  • B. Tạo cảm giác tỉnh táo.
  • C. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • D. Loại bỏ thức ăn còn sót lại trong miệng.

Câu 18: Đi ngoài liên tục, nhiều lần, khó kiềm chế có thể là dấu hiện của bệnh gì?

  • A. Sâu răng.
  • B. Táo bón.
  • C. Bệnh tả.
  • D. Cúm A.

Câu 19: Cấu tạo của răng không bao gồm 

  • A. men răng.
  • B. ngà răng.
  • C. tủy răng.
  • D. nướu.

Câu 20: Đâu là biểu hiện của bệnh tả?

  • A. Đau bụng âm ỉ kéo dài, đi ngoài, nôn mửa.
  • B. Đầy bụng, sôi bụng, đi ngoài, nôn mửa.
  • C. Táo bón, nôn mửa, ợ hơi.
  • D. Đau răng, đầy bụng, đi ngoài, nôn mửa.

Câu 21: Biện pháp nào dưới đây không giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn?

  • A. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • B. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
  • C. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • D. Không để riêng từng loại thực phẩm trong hộp kín khi bảo quản trong tủ lạnh.

Câu 22:Việc làm nào có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho con người?

  • A. Làm sạch nơi ở, nơi làm việc.
  • B. Nặn mụn bằng tay.
  • C. Đeo găng tay khi tiếp xúc với đất.
  • D. Sử dụng thức ăn được nấu chín.

Câu 23: Vi khuẩn thường không có hình dạng như thế nào?

  • A. Hình khối.
  • B. Hình cầu.
  • C. Hình xoắn.
  • D. Hình que.

Câu 24: Vi khuẩn lắc-tíc tạo ra sản phẩm có mùi, vị như thế nào?

  • A. Chua nhẹ.
  • B. Ngọt.
  • C. Đắng.
  • D. Cay.

Câu 25: Trong quá trình làm sữa chua, sau khi ủ, sữa chuyển sang trạng thái đặc và có mùi vị như thế nào?

  • A. Thơm và nhạt.
  • B. Cay và đắng nhẹ.
  • C. Thơm và chua nhẹ.
  • D. Ngọt và chua nhẹ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác